Mỹ Duyên: 'Phải cạnh tranh mới biết ai có nghề'

Nơi đăng và chia sẽ các Thông tin, tin tức về Ý tưởng và Sáng tạo trong lĩnh vực Văn hóa - Xã hội - Giáo dục

Mỹ Duyên: 'Phải cạnh tranh mới biết ai có nghề'

Gửi bàigửi bởi Zelda » 16 Tháng 7 2010, 15:00

Gần 14 năm gắn bó, cùng đi qua giai đoạn sôi động lẫn phẳng lặng nhất của điện ảnh Việt Nam, Mỹ Duyên nổi bật lên như biểu tượng độc đáo cho mô hình diễn viên trẻ năng động. Với vị thế riêng, cô nàng Lọ Lem được đánh giá là người có sức diễn bền bỉ và giàu thanh xuân nhất nhì trong làng giải trí.

- Tham dự LHP 14, và cũng là lần thứ 3 có mặt tại một sự kiện lớn nhất của Điện ảnh trong nước, cảm giác của chị ra sao?

- Náo nức thì đã hết, nhưng ở góc độ một diễn viên chuyên nghiệp, tôi vẫn thích thú với cơ hội tập trung xem được nhiều phim của các đồng nghiệp. Ngoài ra, tôi cũng muốn được giao lưu với khán giả, để xem công chúng tiếp nhận, đánh giá vai diễn của mình ra sao. Thực sự tôi không trông mong hy vọng giải thưởng, vì lâu nay tôi cũng phần nào nắm được đánh giá chung cho phim Gái nhảy.

Chỉ là diễn viên, tôi không thể đưa ra dự đoán về hướng phát triển sắp tới của điện ảnh VN. Nhưng từ không khí LHP 14, tôi cảm nhận rõ ràng về sự tranh chấp giữa hai dòng phim được gọi nôm na là phim nghệ thuật và phim thương mại. Sự phân biệt không dựa trên tiêu chí rõ ràng này hoàn toàn không làm tôi thích thú. 

- Sau vai Hoa ấn tượng trong "Gái nhảy", chị tiếp tục vai chính với "Lọ Lem hè phố". Sau những vai diễn nặng ký trước kia, chị nghĩ sao về hai nhân vật cá tính này?

- Tôi rất ngạc nhiên khi nhiều người cho rằng phim thương mại là phim làm ẩu, và diễn viên đóng trong những phim bán được vé sẽ chỉ phải đầu tư ít công sức cho vai diễn. Cách đánh giá này rất thiếu thiện chí, nhiều thành kiến. Tại sao cứ phải khăng khăng với ý nghĩ trong phim thương mại không có chỗ dành cho nghệ thuật? Là người trong cuộc, tôi khẳng định nếu có sự phân biệt ấy trong tâm lý, diễn viên sẽ chẳng có được vai diễn ra hồn.

Các vai chính trong hai bộ phim doanh thu cao (Gái nhảy, Lọ Lem hè phố) và hy vọng bộ phim thứ ba (Nữ tướng cướp) cũng thu hút đông khán giả, với tôi đó là sự chuyển hướng cần thiết. Đúng sai thời gian sẽ trả lời. Nhưng làm nghệ thuật mà không dám thay đổi thì thật đáng chán. Tôi cũng nghĩ, một khi những người làm phim mong muốn khán giả đến rạp thì không lẽ gì, người diễn viên lại ở ngoài mong muốn đó. Thậm chí, tôi phải cố gắng nhiều hơn, chứng tỏ mình mới lạ hơn hòng lôi cuốn người xem, duy trì vị trí trong mắt công chúng cũng như khẳng định khả năng với những người làm phim.

- Điện ảnh VN thường chú trọng đến việc đi tìm những gương mặt mới, trẻ đẹp cho vai diễn chứ không mấy quan tâm đến việc thúc đẩy sự đào sâu nghề nghiệp cho diễn viên lâu năm. Chị nghĩ sao về điều này?

- Là diễn viên, ai cũng muốn chuyển mình, nhưng tình trạng "chết vai" là sự thật khó tránh khỏi một khi diễn viên thành công trong hình tượng nào đó. Những vai diễn trùng lặp khiến khán giả và chính diễn viên cũng cảm thấy ngán ngẩm. Theo tôi, quyết định quan trọng nhất thuộc về diễn viên biết lựa chọn vai và dám từ chối vai diễn. Nhưng nói thật, ở nước mình phim nhựa làm ít quá, diễn viên có vai đóng là mừng rồi, lấy đâu cơ hội kén chọn. Nhìn rộng hơn, nếu không có chuyển biến trong đề tài, cách thức làm phim thì diễn viên cũng mất nhiều cơ hội để chuyển biến về nghề nghiệp.

- Chị cảm nhận thế nào về vị thế của diễn viên trong làng điện ảnh VN?

- Diễn viên hay phải đóng trong một bộ phim hay. Phải có sự cạnh tranh vai diễn thì mới biết ai là người thích hợp nhất, có nghề nhất. Hiện nay, công việc phân vai (casting) bắt đầu được chuyên nghiệp hóa nên có nhiều cơ hội công bằng, đồng thời cũng có nhiều sức ép hơn cho diễn viên. Diễn viên ở ta đến nay hầu như chưa có ai sống được bằng nghề diễn. Cát-xê quá thấp, vị trí diễn viên lại không cao. Nhìn lại chặng đường đi cùng điện ảnh, vừa vui vui, vừa thấy buồn buồn.

(Theo Sinh Viên)

Sưu tầm từ vnexpress
Hình đại diện của thành viên
Zelda
 
Bài viết: 69
Ngày tham gia: 12 Tháng 7 2007, 02:35


Ads are not endorsed by ytuongsangtaovn.com or the staff thereof and visitors should perform their own due diligence on the product or service offered.

Google Ads
 
Đến từ: Google.com

Quay về TT YT&ST về Văn hóa - Xã hội - Giáo dục

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến260 khách


cron