Rộn ràng lễ hội sông nước Tam Giang
Đua thuyền tại lễ hội sông nước Tam Giang(ảnh tư liệu)
Đến nay, lễ hội sông nước Tam Giang đã qua 7 lần tổ chức và ngày càng được nâng tầm với quy mô lớn hơn, đặc sắc hơn và cũng thu hút đông đảo nhân dân các nơi đến xem. Năm nay lễ hội có sự tham gia của 350 vận động viên và 10 người đẹp đến từ các xã, phương tham dự chung kết cuộc thi “duyên dáng xứ dừa”.
Hoạt động du xuân trên vịnh xuân Đài mở màn cho lễ hội sông nước Tam Giang. Bên cạnh đó, một hoạt động rất đặc sắc của cư dân vùng biển được tổ chức trong lễ hội Tam Giang là hội thi đan lưới giỏi tại Vũng Chào (xã Xuân Phương). Với sự tham gia của 30 nghệ nhân đan lưới đến từ 10 xã, phường đã trình diễn kỹ thuật đan lưới điêu luyện. Hội thi đã để lại ấn tượng đẹp trong lòng những ai một lần đến với Vũng Chào.
Lễ hội sông nước Tam Giang năm nay có nhiều chương trình đặc sắc như: Lễ hội thả hoa đăng trên dòng Tam Giang và tái hiện lại lễ hội cầu ngư trên sông nước, một nét văn hoá đặc trưng của cư dân miền biển gắn với tín ngưỡng thờ cá ông, hay còn gọi là thờ thần Nam Hải. Bên cạnh đó, trên dòng sông Tam Giang sẽ diễn ra các môn thể thao dưới nước như đua thuyền rồng, lắc thúng chai, bơi lội, câu cá, bắt vịt, đập ấp trên sông...
Lễ hội được xem như một món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân địa phương mỗi dịp Tết đến xuân về, cũng là “đặc sản” để thu hút đông đảo du khách đến với nơi đây.
Đua thuyền độc mộc đầu Xuân Sáng nay 8/2, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Kon Tum tổ chức Giải đua thuyền độc mộc trên sông Đăk Bla đoạn chảy qua thành phố Kon Tum, với sự tham gia cổ vũ của hàng trăm người dân phố núi Kon Tum. Giải đua thuyền độc mộc năm nay có sự tham dự của 45 thuyền đến từ 09 xã, phường nằm ven sông Đăk Bla. Lễ hội đua thuyền độc mộc đầu Xuân là hoạt động thường niên ở tỉnh Kon Tum hơn 10 năm nay và loại hình đua thuyền độc mộc 2 người chỉ duy nhất có ở Kon Tum. Vì người dân tộc Ba Na, Xê Đăng khi định cư ở Làng Hồ (tức Kon Tum bây giờ) đều sống bám ven con sông Đăk Bla và thuyền độc mộc là phương tiện hữu hiệu để người dân qua sông sản xuất, săn bắn hay đánh cá trên sông. Do đó việc tổ chức lễ hội đua thuyền độc mộc trên sông Đăk Bla hàng năm nhằm bảo tồn nét văn hóa độc đáo của người dân nơi đây, tạo sân chơi đầu Xuân lành mạnh vui tươi. (Đại Hòa) |
Lê Biết - Thành Chung