Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Hồn Chăm ở Tháp Bà Ponagar

Gửi bàiĐã gửi: 20 Tháng 2 2011, 09:06
gửi bởi YTSTNews
(Dân trí) - Tháp Bà Ponagar là một di tích lịch sử - văn hóa, công trình tiêu biểu của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Chăm đã tồn tại trên 10 thế kỷ. Tháp nằm ở vị trí cửa sông Cái, bên quốc lộ 1A, thuộc phường Vĩnh Phước, TP Nha Trang, Khánh Hòa.

Tháp Bà Ponagar được xây dựng vào những năm 813 - 817. Các tháp đều được xây dựng theo kiểu tháp của người Chăm: gạch xây khít mạch, tháp quay về hướng Đông, ngoài thân tháp có nhiều gờ, trụ và đấu, nhiều nét trang trí hoa văn hình vòm tháp…

 

Hàng năm, vào tháng 3 âm lịch diễn ra lễ hội Tháp Bà Ponagar, được coi là một trong những lễ hội lớn nhất khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, gắn liền với truyền thuyết và tục thờ nữ thần Thiên Y A Na - bà mẹ xứ sở của đồng bào Việt, Chăm ở các tỉnh miền Trung.

 

Những ngày đầu xuân, đến với Tháp Bà Ponagar, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng những kiến trúc độc đáo của khu tháp cổ đã tồn tại trên 10 thế kỷ, mà còn có cơ hội thưởng thức các điệu múa Chăm, tìm hiểu và tận mắt chứng kiến các nghệ nhân Chăm biểu diễn các quy trình làm gốm, dệt thổ cẩm…

 

Một hồn Chăm đặc sắc, để lại những ấn tượng khó phai trong lòng mỗi du khách!

 






Tháp bà Ponagar là một quần thể tháp của dân tộc Chăm






... Với lối kiến trúc rất độc đáo

 

Tượng thờ Ponaga Kauthara
 
Du khách cảm thấy thú vị khi tận mắt xem các nghệ nhân Chăm làm gốm

 

Dệt thổ cẩm là một nghề truyền thống của dân tộc Chăm

 

Các nghệ nhân biểu diễn nhạc cụ truyền thống Chăm dưới chân tháp cổ

 

Những điệu múa Chăm độc đáo

 

 
Sản phẩm gốm của dân tộc Chăm

 

Ông Năm Trầu, 59 tuổi, hành hương từ Ninh Thuận và đến Tháp Bà Ponagar những ngày đầu năm.

 

Nguyễn Thành Chung

Sưu tầm từ dantri