Thủy điện Sơn La và dấu ấn Nguyễn Tăng Cường
Khi trò chuyện với ông Nguyễn Tăng Cường – GĐ Xí nghiệp cơ khí Quang Trung chúng tôi được biết, để lấy đà cho việc nghiên cứu và chế tạo ra sản phẩm cẩu trục có sức nâng kỷ lục này, trước đó lực lượng kỹ sư của đơn vị nổi tiếng trong sản xuất cơ khí này, đã từng nghiên cứu, chế tạo hàng loạt các sản phẩm cẩu có sức nâng từ 500 tân đến hàng nghìn tấn phục vụ cho hầu khắp các ngành công nghiệp chủ lực của nước ta như hóa chất, điện lực, đóng tàu. Đây đều là những thiết bị nâng lớn nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, được nội địa lên tới 90%, các sản phẩm này đã được tặng nhiều giải thưởng, chứng nhận chất lượng tại các hội chợ khoa học và công nghệ toàn quốc, quốc tế bởi chất lượng tương đương, giá cả cạnh tranh với hàng nhập ngoại tiết kiệm được nhiều ngoại tệ cho đất nước.
Ngoài việc đảm bảo chất lượng, điều nổi trội hơn hẳn của sản phẩm này là khi đặt hàng ta có thể trực tiếp giám sát được chất lượng, mẫu mã trong quá trình chế tạo và chủ động được linh kiện, chi tiết khi có hư hỏng xảy ra. Đặc biệt so với hàng nhập ngoại giá thành chỉ bằng 40% đến 70% nên rút tiết kiệm một phần lớn ngoại tệ.
Hiện nay Xí nghiệp đã chế tạo được các sản phẩm phục vụ các ngành công nghiệp nhiệt điện, thủy điện, ô tô, xe máy, các loại máy cần cẩu, các loại máy công trinh trong ngành dầu khí, hàng hải quốc phòng. Mỗi năm Xí nghiệp có thể sản xuất khoảng 1 nghìn chiếc cần cẩu, các thiết bị nâng hạ có trọng tải lên tới 1200 tấn, đóng mới và sửa chữa tàu có trọng tải lên tới 15 nghìn tấn.
Thời gian qua Xí nghiệp đã thực hiện nhiều công trình lớn như: thiết kế và chế tạo được hệ thống cảng biển nước sâu đa năng có thể tiếp nhận được hàng trọng tải lên tới hàng trăm nghìn tấn, bốc hàng từ tàu to sang tàu nhỏ theo hình thức truyền tải tận dụng được tiềm năng và lợi thế của vận tải đường thủy với giá thành thấp chỉ bằng 50% so với vận tải đường bộ.
Bên cạnh đó khu công nghệ cao cơ khí Quang Trung Uông Bí đã sáng chế thành công bước đầu công trình phát điện từ năng lượng sóng biển. Công trình này được coi là một trong sáng kiến mới nhất của GĐ Nguyễn Tăng Cường, có lẽ ít có doanh nghiệp nào lại mạnh dạn bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để thực hiện sáng kiến chế tạo điện từ sóng biển như Xí nghiệp cơ khí Quang Trung. Nhất là trong lĩnh vực này trên thế giới sự thành công chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Không chấp nhận thất bại, Ông cùng đội ngũ cán bộ, kỹ sư thiết kế của Xí nghiệp đã thức nhiều đêm trắng thử nghiệm rồi thất bại lên tới bảy lần, nhưng trời không phụ người, chiếc máy phát điện từ năng lượng sóng biển cũng được thử nghiệm thành công với những tính năng ưu việt để một ngày không xa sẽ đưa vào thương mại phục vụ hàng triệu hộ dân sống ven biển nước ta, với nguồn năng lượng mới, giá thành hấp dẫn, bảo vệ môi trường.
Theo ông Cường, để huy động đội ngũ cán bộ, kỹ sư lành nghề, chất lượng cao, Xí nghiệp đã xây dựng chiến lược đầu tư dài hạn cho con người. Nhiều cán bộ, kỹ sư cán bộ, kỹ sư được đào tạo bài bản tiếp cận với những công nghệ tiên tiến nhất, bên cạnh đó tạo môi trường làm việc phát huy được tối đa tính sáng tạo của mọi người, mọi sản phẩm hoàn thành tốt đều là công lao, là niềm vui chung của mọi người.
Ngoài việc đầu tư phát triển, Xí nghiệp cũng giành một phần không nhỏ để có thể trả một mức lương thưởng hấp dẫn tùy theo năng lực và kết quả của từng người.
Để doanh nghiệp có được thành công trước hết là do tham vọng lớn, có sự thống nhất ý chí. Khi đã bắt tay vào công việc thì tạo mọi điều kiện tốt nhất để làm, nếu đã làm hết khả năng mà không xong thì có người giúp đỡ, nếu vẫn không được thì tất cả sẽ thức trắng đêm để làm cho bằng được.
Lý giải cho điều này vị Giám đốc chia sẻ: “vì có hoài bão nên đã đi vào rất sâu lĩnh vực mình đam mê, tự bỏ vốn ra để làm những việc đó, tôi nghĩ rằng những giai đoạn rủi ro, thất bại đã gánh chịu hết rồi, giai đoạn thành công đang đến rất gần, chỉ mong ước rằng khi thành công sẽ được ứng dụng rộng rãi trên quốc gia mình”.
Những ai đã từng tiếp xúc, trò chuyện với vị “phù thủy” cơ khí, mà có người còn đặt cho ông cả biệt danh “vua” cần cẩu đều nhận thấy ở con người này sự khiêm tốn, tự nhận mình học hàm học vị không có, nhưng khác với nhiều người là ông có thừa lòng đam mê, lăn lộn trong thực tế sản xuất. Chính những điều đó đã tích lũy được vốn tri thức đáng kể về các lĩnh vực điện, tự động hóa, vật liệu chế tạo bệ thông mô đun bánh răng điều đó đã tạo ra thành công nhất định với Doanh nghiệp.
Trong cuộc đời làm kinh doanh và say mê nghiên cứu khoa học, ông đã vinh dự, tự hào, trân trọng - được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh cho cụm công trình "Ứng dụng 5 giải pháp KHCN chế tạo các loại thiết bị nâng hạ tại Việt Nam", giúp rút ngắn tiến độ xây dựng Nhà máy Thủy điện Sơn La.
“Khi tôi đặt vấn đề, sẽ nhận lắp đặt cần cẩu hạng nặng 1.200 tấn cho Công trình Thủy điện Sơn La, nhiều cơ quan bộ, ngành tỏ ra băn khoăn, thậm chí có ý kiến phản đối. Vì lẽ, đây là loại cần cẩu tải nặng hàng nghìn tấn, nếu làm không được, chẳng may xảy ra sự cố vỡ đập, dưới hạ lưu, 28 triệu dân sinh sống, ai là người chịu trách nhiệm? Do đó, mọi người đều cho rằng, mua cần cẩu của nước ngoài là phương án tối ưu nhất. Khi ấy, tôi đưa ra ý kiến, nếu mua của nước ngoài, chắc chắn Trung Quốc trúng thầu, mà hàng Trung Quốc chưa chắc đã hơn mình... Tôi xin lấy cả danh hiệu Anh hùng Lao động ra đặt cược…” - doanh nhân Nguyễn Tăng Cường nhớ lại thời điểm quyết tâm đề xuất ý kiến với Nhà nước để doanh nghiệp được lắp đặt các thiết bị nâng hạ tại Thủy điện
Nói là làm, anh bắt tay vào thực hiện dự án công trình. Giải pháp do doanh nhân Nguyễn Tăng Cường đưa ra đã rút ngắn thời gian thi công, giúp phát điện sớm 2 năm và tiết kiệm cho EVN 5.600 tỷ đồng; đồng thời góp phần làm lợi cho Nhà nước hàng chục nghìn tỷ đồng trước sự ngỡ ngàng của giới chuyên môn và các nhà khoa học.