(Dân trí) - Người Cơtu sinh sống chủ yếu ở hai huyện Đông Giang và Tây Giang (Vùng núi phía Tây của tỉnh Quảng Nam). Cũng như nhiều dân tộc khác, họ vẫn lưu giữ những phong tục, tập quán và nét văn hoá độc đáo của mình.
Nét tài hoa trong nghệ thuật điêu khắc và tạo hình trên gỗ của người Cơtu nổi tiếng từ lâu nay. Với những dụng cụ thô sơ như rìu, dao, cưa, rựa…những nghệ nhân Cơtu đã cần mẫn và khéo léo đục đẽo, chạm khắc những hình thù vừa mang ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng truyền thống vừa có giá trị thẩm mỹ cao cả về bố cục, kết cấu và hoa văn, hoạ tiết…góp phần tạo nên sự đa dạng phong phú trong đời sống cộng đồng nói chung và nét đăc trưng của Cơtu trên dãy Trường Sơn nói riêng.
Độc đáo và công phu nhất là điêu khắc ở Gươl (nhà truyền thống cộng đồng Cơtu) và nhà mồ (nơi chôn người chết).
Nhà Gươl của người Cơtu được dựng lên tại trung tâm của làng, nơi trang trọng nhất là nơi họp hội và sinh hoạt cộng đồng Cơtu
Bốn góc Gươl là mặt hình nhân nhe nanh để ngăn cản và xua đuổi tà ma
Một số hình ảnh mô tả cảnh sinh hoạt văn hoá như thổi kèn, thổi sáo cũng được mô tả trong Gươl
Trên cột cái chính giữa Gươl được chạm trổ nhiều những hình trăn, rắn, kì đà, gà trống rất tinh xảo
Cột đâm trâu trong lễ hội cũng được chạm trổ, trang trí đẹp mắt
Nguyễn Cường
Sưu tầm từ dantri