>> 5 điều ít biết về Lamborghini
Dù lễ ra mắt không phải là hoàn hảo - đáng kể nhất là việc xe không có động cơ, nhưng chiếc xe đã được đón nhận nhiệt tình, đánh dấu sự ra đời của huyền thoại Lamborghini.
Những năm đó, Lamborghini dần phát triển thành biểu tượng của sự thịnh vượng và xa xỉ. Các ngôi sao như Jay Leno, Nicholas Cage và Ja Rule đều sở hữu ít nhất một chiếc xe Lamborghini.
Nếu chỉ nhìn vào hình ảnh hào nhoáng của những chiếc xe mang tên kỹ sư Ferruccio, thì sẽ là một ngạc nhiên lớn khi biết rằng ông Lamborghini xuất thân là một kỹ sư máy kéo ở Ý.
Tất cả bắt đầu khi Lamborghini, lúc đã là một nhà sản xuất máy kéo rất thành công và giàu có, thường xuyên phải tới Maranello để sửa các vấn đề liên quan đến hộp số của những chiếc siêu xe Ferrari mà ông sở hữu.
Trong cuộc phỏng vấn năm 1991 với chương trình “Thoroughbred and Classic Cars” (Ngựa nòi và xe cổ), ông Lamborghini đã trực tiếp đề cập đến việc này.
“Tất cả xe Ferrari của tôi đều bị trục trặc ly hợp. Khi lái xe bình thường thì mọi thứ đều ổn. Nhưng khi xe tăng tốc đột ngột thì khớp ly hợp bị trượt, nó không đủ khả năng thực thi nhiệm vụ,” ông kể.
“Tôi đã thường xuyên tới Maranello để sửa hoặc thay ly hợp, và mỗi lần như thế, chiếc xe bị đưa đi nhiều giờ đồng hồ, còn tôi thì không được phép xem họ sửa nó. Vấn đề liên quan đến bộ ly hợp chưa bao giờ được chữa khỏi, nên tôi quyết định tới nói chuyện với Enzo Ferrari. Tôi đã phải đợi rất lâu mới gặp được ông ấy. ‘Ferrari, xe của ông là đồ bỏ!’ tôi đã phàn nàn như vậy. Và ông ấy đáp trả rằng: ‘Lamborghini, ông có thể lái được máy kéo nhưng sẽ không bao giờ biết lái một chiếc Ferrari cho đúng cách.’ Đây chính là ký do tôi quyết định sản xuất một chiếc ô tô hoàn hảo.”
Về phần Enzo Ferrari, thái độ kiểu như vậy không có gì mới lạ. Một trong những câu nói nổi tiếng nhất của ông là rút cục thì “khách hàng không phải lúc nào cũng đúng”. Ferrari thậm chí dành hẳn một chương trong cuốn tự truyện của ông, even dedicated a whole chapter in his autobiography, “My Terrible Joys” (Niềm vui kinh khủng của tôi) để viết về khách hàng, trong đó có nói rằng một số khách hàng có vẻ như quan tâm đến màu sơn của xe Ferrari hơn là chất lượng kỹ thuật.
Nếu như ông Ferrari biết Lamborghini rõ hơn một chút thì có lẽ đã không nói những lời lẽ xúc phạm như vậy và tránh được một đối thủ đáng gờm cho tương lai của hãng Ferrari. Mặc dù việc nhắc tới những chiếc máy kéo như vậy có thể bị xem là có ý coi thường ông, nhưng Ferruccio chưa bao giờ thấy xấu hổ về sự khởi đầu khiêm tốn của bản thân.
Sự gắn bó của Lamborghini với những chiếc máy kéo không chỉ giúp ông mài dũa khả năng về cơ khí, mà còn nhóm lên niềm đam mê sáng tạo những sản phẩm độc đáo. Đó là một phẩm chất làm nên thế mạnh cho những chiếc xe mang tên ông sau này và tạo cho ông sự khác biệt với các nhà sản xuất ô tô khác.
Ferruccio Lamborghini sinh năm 1916 tại một thị trấn nhỏ mang tên Renazzo di Cento, ở vùng Emilia Romagna của nước Ý. Cha mẹ ông làm nghề nông và động viên con trai giúp họ công việc kinh doanh của gia đình, đặc biệt là về vấn đề máy móc.
Việc này đã nhen nhóm trong Ferruccio tình yêu với máy móc và từ khi còn trẻ, nhà công nghiệp tương lai này đã nuôi dưỡng niềm đam mê với ô tô và mô-tô tốc độ cao.
Khi Thế chiến thứ hai nổ ra, Lamborghini đã vào học trường kỹ thuật tại Học viện Fratelli Tadia ở gần
Sau khi được điều tới đảo Rhodes của Hy Lạp làm thợ máy tại công ty hàng không Regia Aeronautica và thậm chí hoàn thành nghĩa vụ như một tù binh chiến tranh, ông Ferruccio kết hôn với người vợ đầu, người sau này qua đời khi sinh con vào năm 1947.
Một số người nói rằng trong chính tuần trăng mật của mình, Ferruccio lần đầu tiên nảy ra ý tưởng sản xuất máy kéo từ những chiếc xe quân đội cũ khi ông đi ngang qua bãi xe bọc sắt đang sắp bị phá bỏ.
Con trai Lamborghini Trattori ra đời năm 1948 sau khi Ferruccio làm ra một chiếc máy kéo cho cha mình, ông Antonio, bằng phụ tùng của nhiều xe và động cơ Morris 6 xy-lanh.
Mẫu xe đầu tiên mà Lamborghini lắp ráp vẫn được biết đến là Carioca, nhưng chiếc máy kéo đầu tiên do Lamborghini tự làm hoàn toàn vào năm 1950, trừ động cơ Morris, là L33.
Đến giữa thập niên 50, nhà máy Lamborghini Tractor ở Pieve di Cento, bắt đầu bằng việc sản xuất một số máy kéo vào năm 1949, đã trở thành một trong những nhà sản xuất máy nông nghiệp thành công nhất ở Ý.
Ferruccio nổi tiếng là người độc lập tư tưởng và có tính cách quyết liệt đến hung hăng. Ông cũng tự hào là một người dễ gần, thậm chí tự tay pha trà mời các phóng viên khi họ tới phỏng vấn ông ở Tuscan Vineyard, nơi ông sống những năm cuối đời với công việc làm rượu nho và sân golf. Ông là người không sợ rủi ro và những chiếc máy kéo thể hiện sự khao khát cải tiến mọi thứ của ông.
Một trong những sáng tạo đáng chú ý nhất của Lamborghini Tractor trong lĩnh vực nông nghiệp đến vào năm 1966, khi những chiếc máy cày do nhà máy sản xuất trở thành những cỗ máy đầu tiên được trang bị hộp số đồng bộ hóa.
Ngoài ra, những khách hàng ban đầu của Lamborghini đặc biệt thích mẫu 2R DT vì đó là một trong những máy kéo đầu tiên dùng hệ dẫn động 4 bánh khi ra đời vào năm 1962. Chúng cũng nổi tiếng với chi phí vận hành thấp.
Có lẽ một trong những tài sản lớn nhất của Lamborghini là ông có giác quan thứ 6 về những thứ mà mọi người mong muốn chứ không chỉ đơn giản là sao chép những gì các công ty khác đang làm.
Lamborghini Tractors luôn tự hào về việc tạo ra và thay đổi những chiếc máy kéo theo nhu cầu của từng khách hàng.
Khách tham quan Bảo tàng Lamborghini ở Sant’Agata Bolognese thường ngạc nhiên khi thấy những chiếc máy kéo được trưng bày tại đây, nhưng thực tế là chẳng thể có những chiếc xe thể thao hào nhoáng như ngày nay nếu Ferruccio không bắt đầu từ những chiếc máy thực dụng này.
Nhật Minh
Theo Carscoop