Cởi ra chứ không buộc vào

Nơi đăng và chia sẽ các Thông tin, tin tức về Ý tưởng và Sáng tạo trong lĩnh vực Giải trí

Cởi ra chứ không buộc vào

Gửi bàigửi bởi Zelda » 27 Tháng 4 2012, 10:13

Đấy là nhân vừa biết tin Cục Nghệ thuật biểu diễn quyết định cho phép phổ biến thêm 14 ca khúc của nhạc sĩ Phạm Duy mà nghĩ vậy để bàn thêm đôi điều.
 Không bàn về chuyện ai được phép và vì sao có được phép đó, mà chỉ thuần bàn chuyện “cởi ra chứ không buộc vào” trong sáng tạo và thưởng thức văn hóa nghệ thuật.
 
Nhạc sĩ Phạm Duy (trái) chúc mừng con rể - ca sĩ Tuấn Ngọc trong chương trình Không gian Âm nhạc

 

Nếu “văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội” như đã từng được khẳng định, thì chăm lo vun đắp nền tảng văn hóa là một việc có ý nghĩa rất lớn trong đời sống một dân tộc, nếu chưa muốn nói là có ý nghĩa quyết định. Quyết định gì? Quyết định sự tồn vong của một đất nước. Khi bản lĩnh văn hoá dân tộc do lịch sử hun đúc nên được chăm lo gìn giữ và phát triển thì dân tộc đó sẽ trường tồn.

 

Ngược lại, sẽ suy tàn và bại vong. Thì đấy, có những dân tộc tạm thời có sức mạnh về quân sự, có thể làm bằng địa nhiều vùng lãnh thổ, chinh phục nhiều quốc gia, nhưng rồi lại bị chính nền văn hoá cao hơn của nước bị chinh phục khuất phục lại về mặt văn hoá. Xem thế thì có được một tầm văn hóa cần thiết trong việc định ra những quyết sách quốc gia là điều bức xúc, khi mà nỗi lo về sự xuống cấp của văn hóa và đạo lý xã hội đang day dứt.    

 

Trong đời sống văn hóa thì lãnh địa của văn học nghệ thuật lại có những nét đặc thù. Ở đây, nếu cảm hứng sáng tạo của người nghệ sĩ bắt gặp được nguồn mạch của đời sống dân tộc và thời đại thì giá trị của tác phẩm do họ tạo ra lại có ý nghĩa độc lập với ngay chính tác giả. Đấy là chưa bàn đến những dự cảm có dáng dấp của những “dự phóng thiên tài” hoặc là sản phẩm của năng khiếu bẩm sinh “trời cho”! Người thưởng thức tác phẩm có khi không hề biết (hoặc không cần biết) đến tác giả một khi họ bắt gặp những đồng điệu từ tác phẩm. Khi những rung động thẩm mỹ đến được và đọng lại được trong lòng công chúng thì dù “được phép” hay không “được phép” của cơ quan quản lý, tác phẩm vẫn được phổ biến, được lan tỏa.

 

Ngược lại, dù có những dấu son đỏ choét đóng vào ấn phẩm thì chúng vẫn chết yểu nếu chúng không có giá trị nghệ thuật, đồng nghĩa với chúng không được công chúng biết thưởng thức và có trình độ nghệ thuật để thưởng thức đón nhận và chấp nhận. Vào đầu tháng 4 vừa qua, xã hội đã chứng kiến một hiện tượng văn hóa  độc đáo - Trịnh Công Sơn - với “lời hẹn thề là những cơn mưa” nhân kỷ niệm ngày mất của ông, là một ví dụ sống động, cho thấy khi người nghệ sĩ sống trong trái tim công chúng thì mọi rào cản sẽ trở nên vô  nghĩa. Đời sống văn hóa có quy luật riêng của nó, đòi hỏi người quản lý hoạt động văn hóa phải biết để không làm trái với quy luật.

 

Vả chăng, “văn hóa là gợi, là mở, là không thỏa mãn cái đã có”, cho nên “đừng có sợ, đừng có sợ một chút nào những ý kiến khác nhau! Nếu tất cả giống nhau thì xã hội thật là buồn. Ai không chấp nhận được điều này là vô văn hóa, phản văn hóa. Và những người này không thiếu đâu!” * Cho nên, hy vọng rằng từ quyết định “cho phép” nói trên sẽ mở ra một hướng mới cho sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật và hướng vun đắp, phát triển văn hóa đúng với quy luật của chính nó. Vì thế càng mong rằng chớ có “cởi ra rồi lại buộc vào như chơi”!

 

*. Phạm Văn Đồng “Văn hóa và đổi mới. Tác phẩm và bình luận”. Bộ Văn hóa - Thông tin. 1997, tr.121.

 

GS Tương Lai
Theo Lao Động
Sưu tầm từ dantri
Hình đại diện của thành viên
Zelda
 
Bài viết: 69
Ngày tham gia: 12 Tháng 7 2007, 02:35


Ads are not endorsed by ytuongsangtaovn.com or the staff thereof and visitors should perform their own due diligence on the product or service offered.

Google Ads
 
Đến từ: Google.com

Quay về TT YT&ST về Giải trí, Thể thao

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến28 khách