Gặp Đại Nghĩa “công cộng”

Nơi đăng và chia sẽ các Thông tin, tin tức về Ý tưởng và Sáng tạo trong lĩnh vực Giải trí

Gặp Đại Nghĩa “công cộng”

Gửi bàigửi bởi Theme Hunter » 16 Tháng 7 2010, 13:11

(Dân trí) - Xem Đại Nghĩa diễn kịch trên sân khấu và gặp anh ở ngoài đời, không khác nhau là mấy. Anh vui tính, dễ gần và đặc biệt rất hồn nhiên. Nam diễn viên này thú nhận: “Nghĩa đã từng bị bạn gái gọi là Nghĩa “công cộng” mà không hiểu vì sao”.

Là một người của công chúng, có bao giờ bạn gái của anh thấy tủi thân vì những ngày lễ Tết anh phải chạy show phục vụ mọi người?

 

Yêu người của công chúng thì phải đành chịu thôi chứ sao (cười). 

 

Còn nhớ, năm Nghĩa học lớp 12, Nghĩa có thích một cô bạn ngồi bên cạnh. Hình như cô bạn đó cũng thích Nghĩa. Tuy nhiên, vì rất có khiếu hài hước nên Nghĩa trở thành trung tâm những cuộc vui của cả lớp. Một lần, cô bạn gái đó gọi Nghĩa lại cười buồn bảo: “Nghĩa là của công cộng”, lúc đó, Nghĩa chẳng hiểu gì hết… Bây giờ hiểu được thì ngày xưa đã qua lâu rồi.

 

Tự nhận mình là một người cực kì lãng mạn, anh không ngần ngại bày tỏ sở thích rất “Hàn Quốc” của mình: đi dưới mưa lất phất. Vậy có bao giờ anh đi dưới mưa một mình chưa?

 

Có chứ. Nghĩa sống một mình ở Sài Gòn 4 năm rồi. Nói chung khi gặp thất bại hay buồn phiền, Nghĩa thường tự vượt qua nó. Thỉnh thoảng, Nghĩa cũng đi dưới mưa một mình để ngẫm nghĩ và tìm ra giải pháp cho chính mình.

 

Tuy nhiên, Nghĩa rất sợ đi một mình. Thông thường, Nghĩa đi 2 người trở lên không hà (cười). 

 

(Ảnh: Nguyễn Á)

 

Theo anh, kịch thiếu nhi và người lớn, loại nào diễn khó hơn?

 

Kịch người lớn làm Nghĩa trưởng thành và có bản lĩnh sân khấu còn kịch thiếu nhi phát huy tính tự do sáng tạo. Khi diễn cho thiếu nhi, nghệ sĩ bước ra sân khấu quan sát xem hôm nay đối tượng của mình là 5-6 tuổi; 11-12 tuổi hay lớn hơn nữa… để chọn cách diễn cho phù hợp. Có nghĩa là, với kịch thiếu thi, nghệ sĩ được quyền linh hoạt trong cách diễn xuất.

 

Trẻ con rất đơn giản. Chúng cần những câu thoại ngắn, dễ hiểu và… mắc cười. Làm cho chúng cười cũng không khó như kịch người lớn. Người lớn đòi hỏi bối cảnh thật, sống động và tình huống phải logic. Với trẻ con, một cộng một bằng ba thậm chí bằng năm cũng không sao nhưng người lớn thì không bao giờ chấp nhận một kết quả vô lí như vậy. 

 

Là con một và hiện tại đang sống một mình, anh làm sao để có kinh nghiệm diễn thành công kịch thiếu nhi?

 

Đúng vậy! Nghĩa không có em. Từ nhỏ chỉ có một mình và giờ cũng vậy. Tuy nhiên, Nghĩa lại có “duyên” với trẻ con. 

 

Bí quyết của Nghĩa là hãy diễn hồn nhiên như tuổi của các em thì các em sẽ đón nhận mình.

 

 “Tôi tin vào năng lực của mình”. (Ảnh: Nguyễn Á)

 

“Cũng cần có nhau” có phải là vở kịch đầu tay của anh?

 

Phải nói là vở đầu tiên được dựng ở sân khấu kịch mới đúng. Trước đó, Nghĩa đã viết rất nhiều kịch bản truyền hình ngắn khoảng 45 phút.

 

Anh có thể kể chút xíu về vở kịch đó cũng như ý tưởng của nó xuất phát từ đâu vậy?

 

Trước tiên, đây là một vở kịch dựng cho tết Mậu Tý năm nay nên chắc chắn phải vui. Trịnh Công Sơn đã từng khẳng định: “…ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau” cho nên tình yêu là gia vị không thể thiếu trong cuộc sống này. 

 

Cách đây khá lâu, Nghĩa đọc bài viết “Xóm không chồng” trên báo thấy rất hay nên Nghĩa viết kịch bản. Những con người gặp bất hạnh trong tình yêu: bị ruồng bỏ, chồng ngược đãi… tụ tập lại trong một cái xóm nghèo. Họ nương tựa vào nhau để sống với châm ngôn: “Không cần đàn ông”.

 

Tiếp theo, Nghĩa viết kịch bản “Xóm không đàn bà”. Tương tự như trên, những đàn ông khinh ghét, căm giận đàn bà vì nhiều lí do, sống tập trung lại với nhau. Tuy nhiên, “Xóm không chồng” và “Xóm không đàn bà” chỉ dừng lại ở kịch bản mà không dựng. Đến một ngày, Nghĩa quyết định “se duyên” cho 2 kịch bản của mình, Cũng cần có nhau ra đời như thế.

 

Có ý kiến cho rằng, Đại Nghĩa là người tiếp theo mà Idecaf đang dốc sức “lăng xê” sau chiến dịch “lăng xê” Thanh Phương thành công?

 

Một nguyên tắc rất đơn giản của sân khấu tư nhân là lợi nhuận. Nếu vở kịch không hay, không hứa hẹn doanh thu thì không ai đưa vào công diễn. Nghĩa viết kịch bản lâu lắm rồi. Tuy nhiên, đây là vở kịch Nghĩa và mọi người ưng ý. Nghĩa nghĩ không nên gọi là “lăng xê”. Nghĩa tin vào năng lực của mình. 

 

 Một cảnh trong vở kịch Tết “Cũng cần có nhau”, tác giả Đại Nghĩa, đạo diễn Thanh Thủy.

 

Ngoài diễn kịch, anh còn có sở thích nào khác?

 

Nghĩa thích nấu ăn và nấu ăn rất ngon. Trước đây, Nghĩa thường hay “sáng tạo” món mới. Ví dụ như hồi Nghĩa học cấp 3, Nghĩa mua một cũ khoai Tây về khoét ruột, băm thịt bỏ vào rồi dùng bột lấp lại đem hấp chín. Nghĩa nhớ, lúc đó ăn thấy rất ngon.

 

Ngoài ra, Nghĩa còn biết làm rất nhiều loại bánh kể cả bánh sinh nhật, chỉ tiếc là Nghĩa quá bận nên chưa có dịp nào tự tay làm cho bạn gái của mình để tăng… lãng mạn.

 

Chiếc nhẫn trên tay anh rất đẹp, nó nói lên điều gì?

 

(Cười) Ai cũng hỏi vậy hết. Hiện tại, Nghĩa còn độc thân. Đại Nghĩa cũng đang muốn tính đến chuyện lập gia đình nhưng chiếc nhẫn này thì… không phải!

 

Kim Hường

Sưu tầm từ dantri
Hình đại diện của thành viên
Theme Hunter
 
Bài viết: 120
Ngày tham gia: 12 Tháng 7 2007, 23:45


Ads are not endorsed by ytuongsangtaovn.com or the staff thereof and visitors should perform their own due diligence on the product or service offered.

Google Ads
 
Đến từ: Google.com

Quay về TT YT&ST về Giải trí, Thể thao

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến5 khách