NSND Trà Giang: "Đơn giản là người vẽ tranh cho mình"
Trà Giang sinh ra và lớn lên tại Quảng Ngãi, nơi con sông Trà nổi tiếng, có núi Thiên Ấn có Thạch Bích, Bút Sơn đều là những địa danh mang nỗi nhớ của người cha xa xứ...
Mới lên 5 tuổi Trà Giang đã bắt đầu biết đến mùi vị của chiến tranh, đó là những lần chạy giặc liên miên theo gia đình, một cuộc sống luôn luôn di chuyển, lang thang theo người cha hoạt động cách mạng. Cha cô là NSƯT Nguyễn Văn Khánh, cũng có thời gian làm điện ảnh phục vụ chiến trường, sau này ông theo đoàn dân ca Quân khu 5 ở khu văn công Cầu Giấy, rồi Mai Dịch.
NSND Trà Giang theo gia đình ra Bắc, bắt đầu từ đây cô được sống những năm tháng êm đềm tại trường học sinh miền
Nhưng cô sống cuộc sống rất hồn nhiên, đi xem kịch, xem cải lương, xem múa mỗi khi nghỉ hè về khu văn công sống với cha. Năm 1959, ba cô viết thư xuống nói có trường điện ảnh mới mở với các chuyên gia nước ngoài trực tiếp tuyển sinh. Cô đăng ký thi, có nhiều người đẹp nhưng Trà Giang có lợi thế là rất ăn ảnh, có cuộc sống hồn nhiên và cảm xúc rất chân thực nên đã thi đỗ.
Đã đi qua chiến tranh, qua khói lửa và bom đạn của một thời chưa là quá vãng, những kinh nghiệm trả bằng sự sống ấy giúp cho Trà Giang rất nhiều mỗi khi cô hóa thân vào nhân vật trong các phim được làm thời ấy. Một lần nữa, thời đó, khóa diễn viên được đào tạo của Trà Giang là đào tạo để trở thành diễn viên điện ảnh.
Một anh đạo diễn Việt kiều cho hay, anh ấy thấy diễn viên Việt Nam diễn xuất trong phim rất kịch, cô nghĩ sao?
Hiện tại, cô xem phim Việt
Trong phim "Chị Tư Hậu", nhiều người ấn tượng với cô lúc cô chạy băng ra biển khóc... là cảnh chị Tư Hậu sau khi bị bọn giặc làm nhục... rồi tiếng con khóc...?
Tiếng con khóc là tiếng gọi của tình mẫu tử, tiếng gọi từ cuộc sống... đó là khi có nhớ về tuổi thơ khi cha đi vắng mà mẹ bị bắt... và khi cô diễn cảnh đó thì cảm xúc nó sống lại.
Thực ra cảnh đó nó khó với người quay phim nhất là vì con tưởng tượng được không, lúc quay cảnh đó, bờ biển dài như vậy phải đặt đường ray rất dài trên biển, trên ray có cần trục, quay phim ngồi trên cao, lúc đầu máy chạy sát mặt diễn viên khi cô lao ra biển thì máy vụt lên cao để cho thấy sự mênh mông.
Khi nghe tiếng khóc thì máy phải hạ xuống sát mặt để quay lại cảm giác đó của cô. Trong một cú máy dài như thế cô cảm thấy rất cảm phục công sức người quay phim với những động tác mày chuyên nghiệp, đó là nghệ sĩ quay phim Khánh Dư.
Có bao giờ cô cảm thấy nghề diễn viên cực nhọc quá đến mức nản không, thưa cô?
Con biết không, cực nhọc với nghề thì không nản chí đâu nhưng nản chí nhất là khi đất nước bắt đầu chuyển từ cơ chế bao cấp sang kinh tế thị trường... Là người nghệ sĩ, cô không có chuẩn bị được tâm trạng đó. Ngay lập tức, cách làm phim truyền thống với những đề tài truyền thống không còn được coi trọng. Cô bị sốc, cô đã quyết định dừng. Quyết định không đóng phim nữa. Khi đó cô mới 48 tuổi. Phim cuối cùng mà cô tham gia là Dòng sông hoa trắng.
Nhưng thực tâm, cô cũng không ngờ là mình lại dừng lại sự nghiệp, dừng sự đam mê của chính mình sớm đến thế... (Trà Giang rưng rưng nước mắt, nghẹn lời)... Bây giờ mỗi lần đi xem kịch, cảm thấy sự hóa thân của người diễn viên trong mỗi vai diễn trên sân khấu thôi mà lòng mình thèm muốn vô cùng được làm diễn viên, được sống với nhân vật, sống trong đam mê của mình.
Cô có thể kể một chút về cách làm việc với các đạo diễn ngày xưa?
Cũng có người khó làm việc được đấy, như đạo diễn Phạm Kỳ Nam, trong cuộc sống đời thường quý nhau lắm nhưng chỉ làm được một phim Chị Tư Hậu, sau này anh có mời nhưng cô từ chối... Thực ra, cô thích những người đạo diễn đòi hỏi cao ở người diễn viên, "bóc lột" cô, bắt cô làm việc nhiều để khi đó cô chịu áp lực mà sáng tạo bừng lên.
Có 2 người làm được việc, đó là đạo diễn Bạch Diệp và đạo diễn Hải Ninh. Bản thân cô cũng có một cách làm việc tự cho mình là khôn là cô đọc kịch bản rất kỹ, suy nghĩ rất kỹ về nhân vật để phát hiện những gì chưa logic, cô chủ động gặp đạo diễn trước khi ra hiện trường, thuyết phục họ chấp nhận những thay đổi mà mình đề ra. Không đợi ra hiện trường mới làm việc đó vì khi ra hiện trường đạo diễn luôn bận.
Nhưng cô đẹp và nổi tiếng thế, cô có bị cám dỗ không? Vì bây giờ các cô gái đẹp, ai cũng phàn nàn bị cám dỗ bởi quá nhiều thứ nằm ngoài đam mê nghệ thuật?
Cám dỗ ư? Có chứ, nhưng thời của cô khác, trước khi có chú Ngọc thì nhiều lắm, ai cũng ngỏ lời, nhưng khi có chú Ngọc rồi thì cô yên ổn không bị ai quấy nhiễu nữa. Có chăng chú Ngọc hay bị mọi người hỏi han... Nhưng trên hết tất cả là chú dành cho cô một tình yêu lớn.
Không phải chú Ngọc yêu cô vì cô là một diễn viên nổi tiếng đâu mà vì 2 người có sự đồng điệu vô cùng về tâm hồn, 2 gia đình đồng cảm với nhau. (Giọng của Trà Giang rung lên khi nhắc đến người chồng đã mất, những kỷ niệm nhỏ xíu tưởng chừng là vụn vặt, những chi tiết móc nối như mạng nhện mỏng mà chắc, ký ức đúng là đang đặt nặng lên vai người đàn bà đẹp).
Cô sẽ không lần nào nữa trở lại với điện ảnh ư?
Quan trọng nhất là vai diễn làm cho mình mê, mình dành tình yêu cho nhân vật đó. Nhưng hình như lâu rồi cô không nhận được lời mời như thế. Cô đã 65 tuổi rồi, sức khỏe có hạn. Tình yêu của cô với điện ảnh đầy ắp, cuộc sống vẫn luôn có cảm xúc. (Trà Giang lại nghẹn ngào...). Lúc đó mình thèm được sáng tạo thèm được sống trong những cảm giác khi xưa vô cùng.
May là tìm được sự vẽ, cô đắm mình trong màu sắc, thiền trong màu sắc. Cảm thấy mình có ích mang đến cho đời những bức tranh, những tổ chức từ thiện họ bán đấu giá cho những người khó khăn còn nhiều lắm xung quanh mình... Cô không phải là họa sĩ, cô chỉ đơn giản là người vẽ tranh cho mình, cho mình thấy hạnh phúc thôi...
Theo Thanh Niên Tuần San