Là một trong số những nhà y học hàng đầu đồng thời lại là một nhà quản lý đầu ngành (dù theo lời ông nói là “chính khách nghiệp dư”), gần như cả đời mình, ông luôn trăn trở tìm lời giải cho mâu thuẫn giữa quyền lực và khoa học. Đã hơn một lần ông nói: “Không có quyền chức thì không thực thi được những ý tưởng của mình nhưng khi có quyền chức thì lại mất đi những điều kiện khác để làm khoa học”.
Trước thềm Hội nghị TW 7, ông đã được mời tham gia góp ý cho đề án Trí thức trong thời kỳ mới. Ông nguyên là Ủy viên TW Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế và hiện là Chủ tịch Tổng hội Y học Việt
“Thần đèn”, “Hai lúa” là trí thức
Có vẻ như hiện nay chưa có sự thống nhất trong tiêu chí “tầng lớp trí thức”. Là nhà quản lý lâu năm đồng thời cũng là nhà khoa học đầu ngành, theo ông thế nào thì được coi là tầng lớp trí thức?
Đúng là hiện nay, đang có nhiều cách nhận dạng khác nhau về trí thức và điều đó dẫn đến cách hiểu không chính xác về đội ngũ này. Vì vậy, theo tôi trước hết phải thống nhất trong cách đánh giá và muốn vậy, phải định nghĩa được trí thức là những ai? Họ phải có những điều kiện nào. Nghĩa là phải dựa trên những tiêu chí khoa học rất cụ thể chứ không thể mơ hồ, ngộ nhận.
Theo ông, đó là “những ai” và họ cần có những điều kiện gì?
Về cá nhân, tôi thích định nghĩa của Nhà Nobel kinh tế F.A Hayeck. Theo ông ta, ai sống bằng nghề gắn với thông tin, tri thức, khoa học đều là trí thức. Hay nói cách khác nếu có thực tài, họ sẽ có 3 uy quyền: Định hướng dư luận xã hội, thúc đẩy khoa học tiến bộ và sáng tạo, cách tân, khai sáng ra một tư duy mới, tư tưởng mới.
Nghĩa là ông không dựa vào tiêu chí bằng cấp. Vậy những giáo sư, tiến sĩ...?
Nói thẳng tôi là người có nhiều bằng cấp nhưng kể cả khi còn làm Bộ trưởng và hiện nay làm Chủ tịch Tổng hội Y học Việt
Trí thức Việt
Trở lại với tiêu chí một trí thức. Ông thích định nghĩa của F.A Hayeck nhưng hình như với Việt Nam ta, nó còn thiếu cái mà các cụ gọi là chất “Sỹ phu Bắc Hà”...?
Đã là trí thức thì không được hèn. Không có khí tiết - không là trí thức. Không dám nói lên sự thật - không là trí thức. Không trung thực - không là trí thức. Nói tóm lại, trí thức phải vừa có Trí dục vừa phải có Đức dục.
Ông có thấy hiện tượng dối trá và khiếp nhược của một số trí thức hiện nay?
Tôi không nghĩ thế. Những trí thức lớn như Giáo sư Hoàng Tụy, Giáo sư Hồ Ngọc Đại, Nhà văn Nguyên Ngọc, Nhà nghiên cứu Nguyễn Trung chẳng hạn, họ dám nói sự thật, dám lớn tiếng phản đối những sai trái một cách quyết liệt và có sáng tạo trong suy nghĩ. Còn nhiều nhà khoa học khác, họ không nói không phải vì hèn mà vì chưa có một diễn đàn thuận lợi cho trí thức lên tiếng và lỗi này thuộc về công tác tổ chức.
Lãnh đạo bất tài làm thui chột tài năng
Nghĩa là theo ông, Đảng luôn luôn và lúc nào cũng coi trọng trí thức?
Về phương châm, đúng là như thế. Tuy nhiên do những hoàn cảnh cụ thể, không phải lúc nào chúng ta cũng làm tốt khâu này. Thời kỳ sau hòa bình lập lại là một ví dụ. Thời gian đó trong y tế, y sĩ làm chủ nhiệm khoa vì là đảng viên, là thành phần cơ bản. Còn bác sỹ tốt nghiệp chính quy chỉ là bác sỹ thường và điều này rất phổ biến, nhất là ở các địa phương. Việc làm ấu trĩ ngày ấy đã phủ một cái bóng xám lên đội ngũ trí thức cả trong và ngoài Đảng.
Thời kỳ đó vốn được coi như một “tai nạn” nhưng ngay cả sau năm 1975, nghĩa là khi đất nước đã hòa bình, thân phận trí thức Việt
Đấy! Đấy! Đấy! Cái nhược điểm lớn nhất của giai đoạn này là làm đầy tớ thằng dại và kéo dài cả đến hôm nay vì chúng ta chưa có những tiêu chí cụ thể để nhận diện trí thức nên quá coi trọng bằng cấp, đặc biệt quá quan trọng hóa những thiếu sót trong sinh hoạt trong ứng xử khi sử dụng trí thức. Do không xem xét tiêu chuẩn sáng tạo, cách tân, thực tài để đề bạt, cất nhắc cán bộ nên tại không ít trường đại học, viện nghiên cứu, thủ trưởng kém tài nhưng không có nhược điểm trong ứng xử, sinh hoạt lại được giữ vai trò chủ chốt. Điều đó làm thui chột không ít những tài năng nhưng có cá tính mạnh, bộc trực không muốn uốn mình, nhất là lại có tật trong hành vi ứng xử...
Không có quyền lực, không thực thi được ý tưởng
Làm “thầy người dại” khổ một thì làm nhân viên cho người thiếu năng lực khổ mười. Thế nhưng thực tế, đã không ít những nhà khoa học hàng đầu tự biến mình thành những nhà quản lý xoàng không tương xứng năng lực khoa học của họ. Và đó phải chăng là bi kịch của trí thức nước nhà?
Một số người khi có quyền chức thì hách dịch, trịch thượng đến khi “ngồi xuống đất” vẫn không bỏ được cái thói quen này. Tôi không biết khi làm Bộ trưởng, tính khí ông thế nào nhưng từ dạo quen biết ông, tôi luôn thấy ông là người ôn hoà, lịch thiệp. Ông vừa có sự thâm trầm, sâu sắc của người xứ Bắc, vừa có sự mềm mỏng, dịu nhẹ Cố Đô lại vừa cần cù, ham học của người xứ Nghệ. |
Nói là bi kịch thì hơi quá. Nhưng nói là nỗi buồn thì hơi... nhẹ. Nó là nỗi đau có thật mà nguyên nhân của nó là do chúng ta chưa thể có mô hình chính khách chuyên nghiệp, chủ yếu bộ trưởng của ta là những nhà kỹ trị, thiếu khoa học chính trị. Khoa học của ta gắn rất chặt với cơ chế quyền quản lý hành chính mà vì thế, nhà khoa học ít có sự lựa chọn nào khác ngoài con đường làm quan để có thể thực thi những ý tưởng của mình.
Ông đã từng nói bi kịch lớn nhất của trí thức Việt
Tôi đã đúc rút ra bài học đó bằng chính cuộc đời mình. Phải sòng phẳng mà nói, nếu không có thời kỳ làm Bộ trưởng Y tế, tôi và những người cộng sự không thể hoàn thành được công trình chiết xuất Artemisimin, một đề tài khoa học được thai nghén, ấp ủ từ những năm ở Việt Bắc (Công trình tập thể đơn vị được Giải thưởng Hồ Chí Minh). Ý tưởng đó hình thành từ 1953 nhưng phải đến năm 1988, tức là phải mất 35 năm sau tôi mới thực hiện được.
Tôi chỉ là nhà khoa học làm chính khách
Không là Bộ trưởng, ông vẫn là nhà khoa học, vẫn có thể thực hiện công việc một cách suôn sẻ. Ông có thể nói cụ thể, cái ghế Bộ trưởng đã cho ông những lợi thế gì để làm khoa học?
Nếu không là Bộ trưởng, tôi sẽ không có điều kiện để gần gũi các vị lãnh đạo cao nhất của Đảng, Chính phủ, Nhà nước để có thể trình bày, thuyết phục họ ủng hộ ý tưởng đúng đắn của mình như sản xuất Artemisimin, tiêm chủng mở rộng, chương trình phòng chống bướu cổ, phòng chống các bệnh nhiễm trùng...
Không là Bộ trưởng, tôi khó có thể kêu gọi, tập hợp một đội ngũ khoa học khá hùng hậu hỗ trợ cho tôi trong công tác nghiên cứu, hoạch định chính sách như biên soạn 4 cuốn Bách Khoa thư Bệnh học. Không là Bộ trưởng, tôi sẽ rất khó khăn trong việc huy động tài chính, dù số lượng không phải là lớn.
Ông còn nói khi có quyền lực để thực thi ý tưởng của mình thì lại mất đi những điều kiện khác. Những điều kiện đó là gì vậy?
Khi đã có quyền chức thì anh lại bận nhiều việc, họp hành nên cái tâm nghề nghiệp nó vơi đi, ít đi, mất đi... Rồi không biết từ lúc nào, cái tính gia trưởng, độc đoán nó thâm nhiễm vào cái anh có quyền lực. Thói xấu mà người làm lãnh đạo cần tránh là gia trưởng. Vừa muốn mình được hưởng nhiều nhất lại muốn lời nói của mình có giá trị ngàn vàng, phải khắc vào bia đá. Thế là người tài, người có năng lực, người có thực tâm dần bị đẩy ra xa người có quyền lực.
Khi bị tách ra khỏi quyền lực, không ít người hụt hẫng và chới với. Ông có thấy nuối tiếc “thời oanh liệt” đã qua?
Tôi không chỉ nuối tiếc mà còn đau xót nhưng đau xót không phải mất quyền lực vì thật tình, tôi chỉ coi mình là nhà khoa học làm chính khách. Tôi đau xót vì những ý tưởng, những sự nghiệp khoa học của mình không được tiếp tục như trường hợp Artemisimin chẳng hạn.
Là đảng viên lâu năm, từng là Ủy viên TW Đảng, Bộ trưởng Y tế và một nhà khoa học hàng đầu, lại vừa được mời góp ý cho Nghị quyết TW 7 về trí thức, theo ông, Đảng cần phải làm gì với đội ngũ trí thức hiện nay?
Tôi nghĩ vật chất cũng là vấn đề quan trọng nhưng trí thức Việt
Xin cám ơn ông!
Bùi Hoàng Tám