Y học cổ truyền coi dừa là vị thuốc lạ, kỳ thú. Ngoài tác dụng nêu trên, nước dừa còn làm dịch truyền, dịch pha chè - thuốc khi cần thiết.
Xơ dừa được đốt tồn tính (cháy đen nhưng không ra bột), uống ngày 4g - 10g với rượu hay sắc uống, giúp chữa gân xương đau nhức.
Cùi dừa ích khí, bổ dưỡng, nhuận tràng. Khi ngực và vùng thượng vị đau dữ dội và đột ngột, lấy cùi dừa đốt tồn tính, tán bột, dùng 4g uống với rượu, cơn đau sẽ giảm.
Để chữa đau dạ dày, người ta lấy 200ml nước dừa già trộn 150g hạt bí đỏ, đun nhỏ lửa cho cạn rồi ăn.
Sọ dừa đốt tồn tính, tán mịn giúp chữa chảy máu cam, nôn. Mỗi lần uống 4g bột dừa với rượu hoặc nước chín.
Hoa dừa có tác dụng chữa sốt. Lấy hoa cái non nghiền nát thành bột nhão, đắp lên trán, sau đó dùng vải sạch thấm nước dừa đắp lên trán và mắt để hạ nhiệt.
Rễ dừa chữa kinh nguyệt không đều, chảy máu. Nước hãm rễ dừa tươi hay khô là thuốc chữa lỵ và viêm gan. Rễ dừa non phối hợp với một số vị thuốc nam khác có khả năng chữa tiểu khó, tiểu dắt, vàng da.
Bạn cũng có thể dùng nước dừa tươi chải đầu hằng ngày, tóc sẽ mượt mà, đen bóng. Lấy nước dừa trộn với dịch ép tỏi tây, bạn sẽ có một dung dịch dưỡng da an toàn và hiệu quả.
Theo BS Phạm Hồng Nga
Đất Việt