Ví dụ: Với các con lăn trên đường, không nhất thiết để nó "nổi" trên mặt để rồi gây tai nạn, ta để sao cho bề mặt của nó ngang với mặt đường, xe chạy qua cũng như chạy trên mặt đường thôi, không lo vấn đề tai nạn. (Pham Van Ban).
> Ý tưởng mới về tiết kiệm năng lượng
Tôi nghĩ ý tưởng của bạn Hà là hay đấy, mặc dù ở trên có hơi nhiều ý kiến nói về nhược điểm của nó. Nhưng tôi nghĩ các nhược điểm đó hoàn toàn có thể khắc phục bằng các thiết kế cụ thể.
Còn hiệu suất, không nên thiết kế con lăn to bằng bề rộng của bánh xe, mà chỉ cần nhỏ hơn. Khi xe chạy qua thì vẫn còn một phần bánh xe trên mặt đường để có ma sát nghỉ (có thể lắp các con lăn này liên tục, xen kẽ trên cả mặt đường). Khi đó, với chính ma sát nghỉ sẽ làm cho các con lăn chuyển động mà lại không làm giảm tốc độ của xe. Tuy nhiên, thiết kế này chỉ phù hợp với xe lớn thôi, xe nhỏ không có tác dụng.
Còn về định luật bảo toàn gì đó thì: Công không tự sinh ra và không tự mất đi, nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác và từ nơi này sang nơi khác. Vậy, các bạn có nghĩ một chiếc xe bình thường chạy trên đường không bao giờ đạt hiệu suất là 100% không? Vậy số thất thoát kia đi đâu? Một phần chính là do ma sát với mặt đường, nên ta làm như thế là tận dụng một phần công của xe bị thất thoát thôi.
Còn về lắp ở cửa của các tòa nhà hay khách sạn thì tôi thấy không khả thi nhiều, vì nó sẽ làm cho cửa nặng hơn như các bạn ở trên nói, và nó không khuyến khích người sử dụng.
Mời bạn chia sẻ các ý tưởng mới của mình về khoahoc@vnexpress.net.