Đạo diễn Lại Văn Sinh: Độc đáo nhưng không lập dị

Nơi đăng và chia sẽ các Thông tin, tin tức về Ý tưởng và Sáng tạo trong lĩnh vực Văn hóa - Xã hội - Giáo dục

Đạo diễn Lại Văn Sinh: Độc đáo nhưng không lập dị

Gửi bàigửi bởi Inviblesi » 16 Tháng 7 2010, 15:00

Là chủ nhân của những bộ phim tài liệu đoạt giải thưởng cao như "Chuyện thảo nguyên", "Chị Năm khùng", Lại Văn Sinh luôn trăn trở với từng số phận nhân vật. Đối với anh, mỗi tác phẩm phải được thực hiện bằng cái tâm và sự cảm thông thực sự, có vậy mới thành công.

- Nên hiểu nhân vật trong phim tài liệu thế nào là đúng nhất?

- Phim tài liệu chính là cuộc sống, trong đó con người là nhân vật trung tâm. Dù phim làm về sự kiện hay vấn đề xã hội thì cũng phải đặt con người lên hàng đầu. Nhưng nếu làm không khéo sẽ hoá phim chân dung, chân dung mà không lột tả được cái thần của cá nhân sẽ thành chân dung thiếu số phận. 

- Anh đi tìm nhân vật như thế nào?

- Đọc báo, nghe qua bạn bè, thâm nhập thực tế..., tóm lại là nhiều kênh!

- Một nhân vật hay nhóm nhân vật hấp dẫn anh hơn?

- Tuỳ. Như phim Sinh năm 1972 có tới 7 nhân vật, mỗi người là một "tiểu vũ trụ" riêng, nhưng lại dính với nhau ở một số điểm chung, trước hết là cùng lớn lên dưới bom đạn. Hay Chuyện thảo nguyên là những người phụ nữ đã hy sinh thời trẻ, nay chung hoàn cảnh éo le cùng khát khao hạnh phúc. Còn Chị Năm khùng là một nhân vật có điều kiện đi sâu đào bới nội tâm....

- Tiêu chí nhân vật của anh là gì?

- Độc đáo nhưng đừng lập dị, cực đoan quá. Con người qua con mắt người làm phim phải trở thành hình tượng, và người xem sẽ nhận ra cái chung của thời đại nhân vật đang sống.

- Anh đã "ba lần đến lều tranh" để tìm ai chưa?

- Chính là Chuyện thảo nguyên. Tôi phải ba lần lên Mộc Châu gặp gỡ, làm quen với họ tìm sự thông cảm, đến lần thứ tư mới có thể quay được.

- Đó là nỗi đau nhạy cảm. Anh đã dùng thủ pháp gì vậy?

- Đừng lừa gạt, dối phỉnh họ. Phải thẳng thắn. Tôi bảo họ không làm phim này với con mắt thương hại cũng như không kêu gọi lòng thương hại của ai mà là đánh động để xã hội quan tâm đến họ. 

- Tính cách nhân vật chỉ bộc lộ trong hoàn cảnh đặc biệt. Anh nghĩ sao về dàn dựng không đủ thời gian?

- Không dàn dựng không thành phim. Nhưng dựng phải thật, tôi thích dùng từ "tổ chức, sắp xếp bối cảnh cho nhân vật" hơn. Máy quay phim nhựa hoàn toàn khác với máy quay video, không thích hợp với "vồ chộp"...

- Nhân vật nào làm anh tốn mồ hôi nhất?

- Những người phụ nữ trong Chuyện thảo nguyên. Và tôi vẫn cảm thấy mắc nợ họ khi mà làm xong phim vẫn thấy mình chưa nói hết được nỗi xót xa của những thân phận.

- Ai trở thành bạn thân của anh khi phim đóng máy?

- Chị Năm khùng! Ra Hà Nội chị luôn tìm đến tôi và vào Sài Gòn tôi lại đi gặp chị.

- Đi nhiều LHP quốc tế, tiếp cận với nhiều cách làm phim tài liệu mới, anh nghĩ sao khi phim tài liệu VN cứ một lối?

- Tôi từng phát biểu nhiều, 50 năm qua chúng ta vẫn làm phim tài liệu theo một lối như Roman Karmen. Nhưng đổi mới đòi hỏi từ người làm phim, từ hội đồng duyệt và chính trong cách thưởng thức của người xem.  

- Vì sao những mẫu nhân vật doanh nhân, trí thức trẻ giỏi, thành đạt chưa được phim tài liệu đề cập?

- Vì mô hình làm ăn kinh tế ở ta chưa ổn định. Có khi hôm nay anh ta là anh hùng, mai là tội phạm. Mà làm phim theo kiểu nhân vật điển hình như những năm trước là hoàn hoàn phi khoa học. Trong khi làm một cá nhân riêng lẻ thì đôi khi không có tác dụng giáo dục chung.  

(Theo Lao Động)

Sưu tầm từ vnexpress
Hình đại diện của thành viên
Inviblesi
 
Bài viết: 76
Ngày tham gia: 03 Tháng 7 2007, 13:46
Đến từ: Vietnam


Ads are not endorsed by ytuongsangtaovn.com or the staff thereof and visitors should perform their own due diligence on the product or service offered.

Google Ads
 
Đến từ: Google.com

Quay về TT YT&ST về Văn hóa - Xã hội - Giáo dục

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến119 khách


cron