Số phận long đong của các loại thuốc mới

Nơi đăng và chia sẽ các Thông tin, tin tức không thuộc những mục trên

Số phận long đong của các loại thuốc mới

Gửi bàigửi bởi Theme Hunter » 17 Tháng 7 2010, 08:14

Thế giới chưa kịp vui mừng vì sự ra đời của văcxin phòng lao thì đã choáng váng vì có đến 71 trẻ em chết sau khi dùng nó. Nhà phát minh suy sụp rồi qua đời vì quá phiền muộn, không kịp thấy ngày văcxin lao được minh oan.

Con người có được tuổi thọ cao là nhờ sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, trong đó có phần không nhỏ của ngành dược với chức năng luôn luôn tìm kiếm, chế tạo thuốc mới. Tuy nhiên, hành trình tìm thuốc mới thật gian nan.

Hai bác sĩ người Pháp Albert Calmette và Camille Guerin hợp tác tìm ra một loại văcxin phòng lao vào những năm 1920. Qua 230 lần cấy truyền, trực khuẩn lao mất tính gây bệnh nhưng vẫn giữ được chất miễn dịch. Nhưng một sự cố tai hại xảy ra vào năm 1930: Một bệnh viện ở Đức do sơ suất đã để lẫn văcxin này với một số chủng lao độc hại, dẫn tới việc uống nhầm thuốc, gây nên cái chết của 71 trẻ em.

Dư luận nghi ngờ văcxin. Trong quá trình chờ đợi tìm ra sự thật, bác sĩ A.Calmette vô cùng đau khổ và suy sụp, sau đó qua đời cuối năm 1933, không được chứng kiến sự công nhận hiệu quả của văcxin lao tại một hội nghị quốc tế về y học (năm 1948). Ngày nay, chế phẩm này đã trở thành văcxin bắt buộc dùng ở nhiều nước.

Bi kịch cũng xảy ra với Charles Frederic Gerhardt, người đã phát minh ra aspirin nhưng không nhận được đồng tiền nào về phát minh, phải chết trong cảnh bần hàn. Tương tự, Albert Schaltz (Mỹ), người tìm ra streptomycin chỉ nhận được một số tiền còm qua chuyện kiện cáo về bản quyền phát minh với sếp của mình là giáo sư Selman Abrahm Waksman. Còn vị sếp này vừa được tiếng vừa được miếng: nhận giải Nobel 1982 và được Hãng dược phẩm Merck and Co trả một khoản tiền lớn để mua quyền sản xuất streptomycin.

Số phận một số sản phẩm từ khi phát minh ra đến khi trở thành đặc sản cũng phải qua một quá trình long đong tưởng chừng rơi vào quên lãng. Penicillin được tìm ra từ năm 1928 nhưng mãi đến Chiến tranh thế giới lần thứ 2 (1939-1945) mới được ứng dụng để rồi mở đầu cho một kỷ nguyên kháng sinh rực rỡ. Paracetamol (acetaminophen) là thuốc hạ nhiệt giảm đau được tìm ra từ năm 1893 nhưng bị lãng quên suốt nửa thế kỷ vì mới đưa vào dùng một năm đã bị thu hồi vì nghi ngờ độc tính cao, gây ung thư. Mãi đến giữa những năm 50 của thế kỷ 20, nó mới được giải oan và nay trở thành loại thuốc rất được ưa chuộng.

Để tìm ra thuốc mới, nhiều nhà khoa học còn mạo hiểm với cả sức khỏe và tính mạng mình. Chẳng hạn, bác sĩ Smith (Đại học Tổng hợp bang Utah - Mỹ) nghiên cứu về chất độc curare, có trong một loại cây mọc ở Nam Mỹ, thường được người da đỏ dùng tẩm vào tên khi săn bắn. Chất này có tác dụng làm giãn, mềm cơ trơn rất tốt trong phẫu thuật. Để xác định mức độ độc của nó nhằm xác định được liều dùng hợp lý, an toàn, bác sĩ Smith đã nhờ đồng nghiệp tiêm curare vào người với liều lượng tăng dần và cuộc thử nghiệm chỉ dừng khi bác sĩ Smith đã ở ranh giới giữa sự sống và cái chết.

Cũng như vậy, để đánh giá độc tính của nicotin có trong cây thuốc lá, xác định liều dùng cần thiết trong chữa trị bệnh, hai bác sĩ là Dvorzak và Kleinrik (Hungary) đã lần lượt uống nicotin với liều tăng dần từ 2 mg lên 4 mg và họ suýt phải trả giá bằng cuộc sống của mình. Sau sự kiện này, chỉ ngửi mùi khói thuốc lá là họ đã rùng mình, khiếp sợ.

Đóng góp cho sự xuất hiện thuốc mới còn có công lao rất lớn của những người tình nguyện thử thuốc. Theo quy định chung, một thuốc chỉ được cấp phép ban hành sau khi đã có kết quả tốt qua quá trình thử nghiệm trên động vật và trên người. Riêng trên người thường phải qua các giai đoạn: thử với số ít người khỏe rồi số ít người bệnh, cuối cùng trên một số đông, ở mức độ kết quả có thể chấp nhận được. Người tình nguyện phải tuân theo những nội quy chặt chẽ trong thời gian thử nghiệm (có thể kéo dài từ 2-3 tháng, cá biệt vài năm) như: không được tiếp xúc với người thân, không được dùng điện thoại di động, không được xem tivi, không uống rượu, không hút thuốc lá... Hằng năm, ở Pháp có tới 400.000 người thử thuốc, riêng Thụy Sĩ phải "nhập khẩu" người thử từ Ba Lan, Estonia và một số nước Đông Âu.

Những người tình nguyện thử thuốc nhận nhiệm vụ thường là vì tiền, nhưng những rủi ro tai biến đều có thể xảy ra với họ. Một thống kê cho thấy có tới 13% gặp tác dụng phụ của thuốc, đôi khi rất nghiêm trọng, có trường hợp tử vong (những tài liệu này nơi thử thường giữ bí mật). Qua thử nghiệm, có tới 80-90% số dược phẩm sẽ bị loại bỏ vì nhiều lý do.

DS. Phạm Tiếp (Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

 
Sưu tầm từ vnexpress
Hình đại diện của thành viên
Theme Hunter
 
Bài viết: 120
Ngày tham gia: 12 Tháng 7 2007, 23:45


Ads are not endorsed by ytuongsangtaovn.com or the staff thereof and visitors should perform their own due diligence on the product or service offered.

Google Ads
 
Đến từ: Google.com

Quay về TT YT&ST khác

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến88 khách


cron