Để có những "sản phẩm tâm hồn"

Ideas for eco–commerce ◄ Thư viện các ý tưởng, giải pháp cho nên kinh tế tri thức, nền thương mại điện tử, chứng khoáng, toàn cầu hóa...Chia sẽ những ý tưởng gồm cả tưởng củ (kinh nghiệm) và mới của bạn

Để có những "sản phẩm tâm hồn"

Gửi bàigửi bởi ilcsg » 19 Tháng 8 2007, 03:31

Tôi có lẽ là nhà thơ duy nhất được mời tham dự một cuộc hội thảo về... marketing, lại là một hội thảo quốc tế, mà người giảng thuyết là Philip Kotler, một "World-Class Speaker", người được tôn vinh là "Cha đẻ của marketing hiện đại thế giới", một trong 4 "cây đại thụ ngành quản trị kinh doanh vĩ đại nhất mọi thời" như bình chọn của Tạp chí Financial Times.


Quả thật, danh bất hư truyền, Philip Kotler "đại thụ" trong chính sự giản dị và rất dễ gần của mình. Đúng như ông đã nói trong bài thuyết giảng, một sản phẩm, một thương hiệu, một công ty cũng giống như một con người, nó phải giành được, không chỉ "trí phần" của tha nhân, mà phải chiếm trọn được tình cảm, con tim, tâm hồn của họ, nếu muốn thành công. Sự thành công trong kinh doanh phải là sự thành công từ hai phía, phía người kinh doanh, và phía khách hàng. Kotler đã nói một câu rất hài hước mà rất đúng: "Khách hàng là "sếp bự nhất", bởi họ có thể cùng lúc sa thải tổng giám đốc, sa thải các giám đốc, sa thải nhân viên và xóa sổ công ty. Đơn giản, nếu họ quyết định không mua hàng của công ty ấy nữa".

Việt Nam đã là cái tên của một đất nước ngày càng được yêu mến trên thế giới, ngày càng trở nên quen thuộc với nhiều người ở nhiều quốc gia. Nhưng để hàng hóa, sản phẩm của Việt Nam cũng được yêu mến như người Việt Nam, thì theo Philip Kotler, rất cần một chính sách tiếp thị ở tầm quốc gia, một kế hoạch PR (tiếp xúc công chúng) tầm quốc gia, huy động được những mặt mạnh nhất của "thương hiệu Việt Nam" trong công cuộc "xanh hóa đại dương"chứ không phải "nhuộm đỏ đại dương", nghĩa là cạnh tranh trên thương trường bây giờ không theo kiểu "một mất một còn" mà cùng "xanh tươi", cùng thành công, cùng phát triển.

Người Việt Nam vốn có lối sống nhân ái, hòa đồng, coi trọng nghĩa nhân, nếu vì lợi mình mà hại người thì dù được cũng quyết không làm. Hóa ra, đó lại trùng hợp với lý thuyết marketing hiện đại mà Philip Kotler là một trong những người đề xướng và đã thành công trên khắp thế giới: nguyên lý "cùng thắng" trên thương trường. "Hãy chiếm lĩnh trái tim, phần hồn của khách hàng" là khẩu lệnh "xung trận" mà Philip Kotler muốn reo to trước các doanh nhân Việt Nam trong cuộc hội thảo cứ ngỡ chỉ dành cho doanh nhân này. Vì tôi chỉ là nhà thơ, tôi không buôn bán, không kinh doanh, vậy mà tôi đã nghe như nuốt từng lời của Philip Kotler trong suốt một ngày hội thảo, vậy thì lý thuyết marketing hiện đại của Kotler chắc chắn phải động tới được phần sâu thẳm nào đó không chỉ trong nhận thức lý tính, mà còn trong tình cảm, trong tâm hồn tôi.

Khi Kotler nói: "Tôi có ba ngôi nhà, nhà tôi ở, văn phòng tôi làm việc, và quán cà phê "Starbuck" nơi tôi giao tiếp với bạn bè. Hãy biến nơi kinh doanh của bạn thành ngôi nhà thân thiện của nhiều người", thì tôi hiểu: kinh doanh, khởi nguyên là hành động giao tiếp giữa con người với con người, bây giờ lại càng phải là cầu nối để nhân loại gần nhau hơn, hiểu nhau hơn, yêu mến nhau hơn. Nếu một sản phẩm Việt Nam được chấp nhận và yêu mến tại châu Âu, tại Mỹ, tại châu Phi... thì cùng với nó, người Việt Nam, đất nước Việt Nam cũng được hiểu và được yêu mến ở chính những nơi đó. Và để công ty của mình, sản phẩm của mình được yêu mến và đón nhận bởi ngày càng nhiều khách hàng khắp thế giới, thì bản thân công ty ấy phải biết sống chia sẻ, sống nhân ái, sống hài hòa cùng cộng đồng, cùng xã hội. Những hoạt động xã hội, từ thiện của các công ty, của các doanh nhân trước hết là để tự giúp mình, đưa mình tới với cộng đồng địa phương, quốc gia và nhân loại, cũng là để tìm được con đường bền vững nhất đi vào trái tim khách hàng, đạt tới cấp độ tối cao 3.0 trong marketing, trong kinh doanh.

Xin cảm ơn PACE Educator đã tổ chức thành công hội thảo quốc tế về marketing vừa cao xa vừa gần gũi như thế này. Đúng như ông Giản Tư Trung, thay mặt PACE Việt Nam đã nói trong phát biểu khai mạc: "Chúng ta đón chào ở đây hôm nay không chỉ là một người nổi tiếng toàn cầu - ngài Philip Kotler - mà cái chính là đón chào những tư tưởng mới, những luồng gió mới trong kinh doanh của thế giới hiện đại. Chúng ta đang hội nhập toàn cầu, và cuộc hội thảo này cũng là một nhịp cầu nối chúng ta với thế giới".

Thanh Thảo (Thanh nien)
ilcsg
 
Bài viết: 35
Ngày tham gia: 15 Tháng 8 2007, 22:05


Ads are not endorsed by ytuongsangtaovn.com or the staff thereof and visitors should perform their own due diligence on the product or service offered.

Google Ads
 
Đến từ: Google.com

Quay về Ý tưởng về Kinh tế

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến6 khách


cron