>> Khoa học Việt Nam có đang đứng trước nguy cơ “tuyệt tự”
Lãng phí, thất thoát
Thực trạng này đã được phản ảnh qua nhiều ý kiến bạn đọc:
Ý kiến của bạn về vấn đề này xn gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ email: thaolam@dantri.com.vn |
An Hà:
Với cơ chế hiện nay, nói thực là chẳng ngành, lĩnh vực nào mà người lao động có đủ chữ "tâm huyết" với nghề cả. Hầu hết ai cũng "làm gì thì làm, miễn là có cơm áo gạo tiền". Hai chữ "tâm huyết" có chăng là ở các cụ hưu, không phải quá lo toan cuộc sống hàng ngày. Chứ như chúng tôi, làm nghiên cứu 3 năm, lương có 1,7 triệu với cuộc sống đắt đỏ này. Vậy thử hỏi không tìm đề tài thì chúng tôi tồn tại thế nào? Và tất nhiên điều chúng tôi quan tâm khi có đề tài về là "kinh phí bao nhiêu" vì thực tế sau khi trích nộp các khoản chỉ còn lại khoảng 15-20% tổng kinh phí được duyệt để mọi người hưởng công lao động. Còn "cơ chế" chia cái khoản được hưởng này nữa... Vì thế, tôi nghĩ những người cứ ngồi đó lên án cái chữ "tâm" của người khác thì cũng nên nhìn lại mình và nhìn lại xã hội...
Đào Quang Khải:
Chúng ta phải thừa nhận với nhau rằng nhiều đề tài KH được nghiệm thu, để rồi được...cất vào tủ là một sự lãng phí lớn cho ngân sách nhà nước. Nên chăng Bộ KHCN tổ chức công khai, rộng rãi thẩm định lại chất lượng các đề tài đã nghiệm thu. Những đề tài đang trong thời gian thực hiện (đã được rót kinh phí xuống), Bộ KHCN cần quan tâm kiểm tra tiến độ thực hiện. Khi nghiệm thu phải được tổ chức công khai để đánh giá chính xác, khách quan kết quả nghiên cứu của tùng đề tài, kèm theo đó là kinh phí thực hiện đề tài chi tiêu như thế nào. Đành rằng nghiên cứu một đề tài đôi khi thất bại, nhưng nói chung cần thấy được kết quả nghiên cứu của đề tài đạt được những gì? Có đóng góp được gì cho xã hội. Có những phát hiện gì mới?...Mong cơ quan quản lý, nhất là Bộ KHCN quản lý chặt chẽ chất lượng đề tài nghiên cứu. Đừng để tình trạng đề tài kém chất lượng vẫn được nghiệm thu, gây lãng phí tiền đóng góp thuế của người dân.
Khoa TD:
Tôi cũng là người làm khoa học tại Hà Nội nhưng phải thừa nhận là công tác nghiên cứu khoa học ở Việt
Hoàng Chương:
Tôi cũng là một cán bộ khoa học đã nghỉ hưu. Trước đây tôi thường được mời tham gia phản biện nhiều đề tài, dự án và báo cáo khoa học. Vì sự trung thực nên tôi thấy thế nào nói thế đó, kèm các dẫn chứng nên thường được hoan nghênh. Nhưng thời gian qua các ý kiến phản biện phải là nói tốt thì mới được người ta cần, mà tôi thì không làm thế được nên đành bất lực ngồi chơi để thấy CÁI SAI LẦM GIẢ DỐI HOẶC THIẾU THỰC TẾ lên ngôi. Buồn thay cho khoa học hiện nay; bao giờ cho KHKT VN sánh được thế giới.
CTU:
Cần thay đổi cơ chế quản lý
Tien Van:
Là một sinh viên đang theo học ngành kỹ thuật, tôi thấy những "đề tài khoa học" đúng là đang phí phạm bao nhiêu chất xám và tiền của mà không không ứng dụng gì… Tôi xin đưa ra góp ý như sau. Thứ nhất: các đề tài được đăng ký sẽ cấp ngân sách theo các giai đoạn. Giai đoạn nghiên cứu được cấp vừa đủ để thực hiện đề tài, xem xét kỹ các loại máy móc cần mua có thực sự cần không để hạn chế ngân sách. Giai đoạn ứng dụng thực tế mới được cấp tiền thưởng cho người làm đề tài. Tính ứng dụng càng sát thực tế, thưởng càng cao. Như thế người làm đề tài sẽ phải làm tới khi ứng dụng mới có tiền. Thứ hai: có rất nhiều đề tài cấp bách nhà nước không nên chỉ giao cho một số trường, vịên nhất định nghiên cứu. Mà có thể lập 1 website công bố đề tài để nhiều đối tượng xã hội có thể tham gia nghiên cứu. Thực tế đã chứng minh nông dân cũng có thể làm được khoa học…
Nguyễn Vũ Lương:
Có cơ chế cũng như bộ máy quản lý là để giúp cho khoa học phát triển, vậy mà KHCN lại trong tình trạng trì trệ, không phát triển được thì phải xem lại cơ chế và bộ máy quản lý. Nếu biết lắng nghe những ý kiến đóng góp của những người làm khoa học có tâm huyết và biết tổng kết những kinh nghiệm, những mô hình hoạt động có hiệu quả trong thực tiễn, chắc chắn các cơ quan có trách nhiệm quản lý trong lĩnh vực này sẽ xác định được cơ chế quản lý thích hợp, sẽ xây dựng được bộ máy quản lý lành mạnh và hoạt động thật sự có hiệu quả. |
Ngày nay các trường đại học bắt buộc cán bộ phải tham gia nghiên cứu khoa học(NCKH), đây là một trong những nhiệm vụ chính của cán bộ giảng dạy đại học. Song hãy thử kiểm tra lại xem có bao nhiêu giảng viên thực sự tham gia NCKH, nếu có thì có bao nhiêu đề tài đúng nghĩa là NCKH, theo tôi là có nhưng ít thôi. Điều đáng quan tâm hơn là đề tài NCKH đó được dùng để trả nợ nhà nước là chính, ít có đề tài được triển khai và áp dụng để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Thực tế còn lãng phí rất nhiều trong cái gọi là NCKH.
Trường hợp của Th.sĩ Nguyễn Đình Đầy, Giám đốc công ty máy IDT là một trường hợp khá đặc biệt … Những nhà lãnh đạo, nhà quản lý và những người làm NCKH cần quan tâm, suy nghĩ và trăn trở với những điều giám đốc IDT đặt ra. Để cho những người đam mê NCKH an tâm và tiếp tục nuôi dưỡng ý tưởng mới, nhằm góp phần thúc đẩy khoa học và kỹ thuật của đất nước luôn tiến bộ. Mọi người hãy làm NCKH như đúng bản chất của nó vậy, không nên làm khoa học vì mục tiêu khác.
Nguyễn Cường:
Tôi cũng làm ở một doanh nghiệp sáng tạo ra các sản phẩm thông qua nghiên cứu khoa học. Doanh nghiệp của chúng tôi chuyên nghiên cứu sản xuất các thiết bị điện tử viễn thông đặc thù, nghĩa là phục vụ các nhu cầu đặc biệt theo dự báo nhu cầu hoặc đặt hàng của khách hàng. Việc này đã đáp ứng rất tốt nhu cầu của xã hội, tiết kiệm được cho đất nước nhiều ngoại tệ. Chúng tôi không trông chờ vào tài trợ của nhà nước thông qua các đề tài, dự án. Mà chủ động đầu tư cho công tác nghiên cứu phát triển để có được những sản phẩm có công nghệ và chất lượng (tương đối) cao, được thị trường chấp nhận. Chúng tôi cũng không quá kỳ vọng đạt được các giải thưởng, cúp vàng, huy chương...Theo tôi thị trường là ban giám khảo công minh nhất…