>> “Vòng tay đồng đội” - lời tri ân hậu chiến
Trong thư, vị tướng đã từng nhiều năm lặn lội tại chiến trường núi rừng Nam bộ kể lại những day dứt trăn trở của mình trước một câu hỏi luôn luôn ám ảnh ông thời gian qua: Làm gì và làm thế nào để con em những gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công trong 2 cuộc kháng chiến Giải phóng dân tộc và Thống nhất đất nước đang gặp khó khăn, đặc biệt là con em ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ kháng chiến tất cả đều được đến trường?
Thượng tướng Lê Khả Phiêu - nguyên Tổng Bí thư (trái) và ông Nguyễn Mạnh Cầm - nguyên Phó Thủ tướng, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam tại đêm giao lưu "Vòng tay đồng đội" 23/7/2009 (Ảnh: Việt Hưng)
Sau này, khi được gần gũi nhiều hơn do công việc Quỹ, chúng tôi đã được ông tâm sự rằng vào đầu năm 2008, ông đã có chuyến hành hương trở lại chiến trường năm xưa. Người lính già của mặt trận núi rừng Nam Trung bộ đã không khỏi bồi hồi day dứt khi tận mắt chứng kiến đời sống khó khăn của bà con nơi đây.
Điều khiến ông xót xa là những người nghèo khó nhất trong số những người nghèo khó ấy lại thuộc về những gia đình có nhiều đóng góp, hi sinh cho cách mạng. Vị tướng già càng đau lòng hơn khi nhận thấy nhiều học sinh thuộc đối tượng này phải nghỉ học dở chừng. Vì thế, khi về Hà Nội, ông đã viết bức thư bày tỏ tâm tư của mình gửi Quỹ Khuyến học Việt
Trung tướng Lê Khoa (giữa) và ông Phạm Thế Duyệt - nguyên Chủ tịch UBMTTQVN (thứ 4 từ trái qua) trao quà cho con em các thương binh, liệt sĩ, TNXP (Ảnh: Việt Hưng)
Ngay từ ngày đầu phát động, Quỹ Khuyến học Vòng tay đồng đội nhận được sự ủng hộ của nhiều doanh nhân, doanh nghiệp, nhà hảo tâm của mọi miền đất nước. Hơn 5 tỷ đồng đóng góp cho Quỹ ngay những ngày đầu tiên. “Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy” là của các mạnh thường quân quen thuộc trên các “mặt trận” từ thiện như Anh hùng lao động Lê Văn Kiểm, Chủ tịch HĐQT Công ty Golf Long Thành (2 tỉ VND), Chủ tịch HĐQT tập đoàn Tuần Châu - Đào Hồng Tuyển (2,3 tỉ VNĐ)... và nhiều, rất nhiều sự góp công, góp sức của các nhà hảo tâm và đồng bào cả nước. Trong đó, có doanh nhân góp số tiền hàng tỉ đồng và có cả những người lao động bình thường với tiền vài ba chục ngàn đồng được tích góp từ những giọt mồ hôi lam lũ. Tất cả, tất cả đều được Quỹ đón nhận với sự biết ơn trân trọng.
Năm đầu tiên thành lập (2008), Quỹ đã có những bước đi ban đầu hết sức thuận lợi nhưng đến năm thứ hai (2009) cơn bão khủng hoảng tài chính toàn cầu ập đến. Kinh tế thế giới chao đảo. Kinh tế Việt
Gần 4.000 suất học bổng đã được trao tặng cho con em các cựu chiến binh, thanh niên xung phong trong cả nước (Ảnh: Việt Hưng)
Không biết số tiền 10 tỉ đồng sau 2 năm thành lập nên coi là nhiều hay ít, lớn hay nhỏ nhưng tấm lòng đùm bọc sẻ chia của các nhà hảo tâm và công sức của những người tham gia xây dựng Quỹ chắc chắn là không nhỏ. Đó là con đường từ tấm lòng đến tấm lòng, từ trái tim đến trái tim. Đặc biệt là lòng tri ân của các em nhỏ được cắp sách đến trường nhờ sự giúp đỡ của Quỹ chắc chắn còn lớn hơn rất nhiều. Ngày mai khi lớn lên, các em sẽ có đủ tri thức để làm chủ cuộc sống, để đóng góp cho đất nước và biết đâu trong số các em sẽ có người trở thành nhà khoa học xuất sắc, nhà văn, nhà thơ, doanh nhân hay chính khách cao cấp... Cuộc đời vốn công bằng nên sẽ đền đáp lại những gì cha anh các em đã cống hiến cho Tổ quốc và đền đáp cho sự hy sinh, chịu đựng thiệt thòi của chính các em.
Chợt nhớ lại cách đây mấy năm, tôi gặp một thanh niên Mỹ đến Việt
Qua cách lý giải đã chứng tỏ anh ta có sự hiểu biết rất khiêm tốn về chiến tranh bởi sự hi sinh to lớn nhất, mất mát lớn nhất trong chiến tranh không phải là ở nơi chiến trường ác liệt của những chiến binh mà nó ở chính căn nhà của người chiến sỹ ấy. Ở đó có nỗi đau mòn mỏi của người mẹ chờ con, của người vợ chờ chồng, của đứa con chờ cha... Ở đó không có khói bom, không có tiếng súng nhưng không bao giờ bình yên và cả khi chiến trường đã im tiếng súng từ lâu thì trong những căn nhà ấy, sự hiện diện của chiến tranh vẫn còn dai dẳng. Những em bé bị da cam, những mảnh đời thất học trong gia đình các thương binh, liệt sĩ, cựu chiến binh chính là tàn dư của chiến tranh. Nỗi đau hậu chiến là giọt nước mắt lăn từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Giọt nước mắt xúc động của một người mẹ có 3/4 người con bị hỏng mắt do di chứng chất da cam, được quỹ "Vòng tay đồng đội" cưu mang (Ảnh: Việt Hưng)
Nhìn những gương mặt xúc động của những người lính ngồi kín hội trường Học viện Kỹ thuật quân sự trong buổi giao lưu “Vòng tay đồng đội” tối qua (23/7/2009), tôi tin rằng nếu phải ra trận, họ sẽ yên lòng bởi họ biết đất nước Việt Nam, nhân dân Việt Nam, Tổ quốc Viêt Nam không bao giờ quên công lao của họ và bỏ quên con em họ. Truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” là minh chứng cao cả của tinh thần nhân văn từng xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc.
Tháng 7 âm lịch có mưa ngâu, cơn mưa đằm đẵm nước mắt tình yêu của Chức Nữ - Ngưu Lang khi xa cách. Tháng 7 dương lịch có giọt nước mắt bởi sự mất mát, hy sinh của các anh hùng liệt sĩ. Tháng 7 mấy năm nay còn có những giọt lệ xúc động của các nhà hảo tâm và nước mắt tri ân của các học sinh, sinh viên con em của các cựu chiến binh, thương binh, liệt sĩ và những người có công với cách mạng. Đó là giọt nước mắt tri ân mang tên “Vòng tay đồng đội”.
Bùi Hoàng Tám