10 khoảnh khắc lịch sử của Macintosh

Nơi đăng và chia sẽ các Thông tin, tin tức về Ý tưởng và Sáng tạo trong lĩnh vực Khoa học - Công nghệ

10 khoảnh khắc lịch sử của Macintosh

Gửi bàigửi bởi YTSTNews » 16 Tháng 7 2010, 13:42

(Dân trí) - 25 năm trước, Apple cho ra mắt máy tính Macintosh - chiếc máy mở đầu kỷ nguyên cho các “hậu duệ” iMac, iPod, iPhone. Hãy cùng nhìn lại những mốc lịch sử quan trọng của chiếc máy tính chuẩn mực này

Macintosh là một bước tiến đáng kể trong việc mang máy tính đến cho mọi người. Khó có thể nghĩ tới một chiếc máy Mac không có hệ điều hành đồ hoạ, nhưng trước Macintosh, máy tính của Apple thậm chí chỉ có thể nhập kí tự đơn giản.

 

Macintosh thời đó chỉ là một chiếc hộp màu be với màn hình 9 inches, nhưng nếu nói về phần cứng thì nó dẫn đầu vào thời điểm đó. Việc sử dụng chip 32bit thay vì chip 16bit cùng thời là một lợi thế về phần cứng của Macintosh. Mặc dù nguyên bản chỉ có RAM128 Kb RAM, nhưng chỉ một năm sau đã được nâng cấp lên 512 Kb.

 

Chiếc máy Mac với giá 2.495 USD đã mở ra một chuỗi những thành công cho các sản phẩm chiếm lĩnh thị trường ngày nay là iMac và Macbook.

 

Sau đây là 10 mốc lịch sử đáng nhớ nhất với dòng máy tính Mac:

 

1. Khi Steve Jobs gặp Wozniak

 

Steve Jobs và Steve Woziak gặp nhau lần đầu tiên vào mùa hè năm 69 với một điểm chung, đó là sự say mê đối với điện tử. Họ bắt đầu cùng nhau tạo ra sản phẩm mang tính chất hợp pháp, cho phép người dùng thực hiện cuộc gọi mà không cần phải trả phí cho AT&T. Họ hợp tác lại vào năm 1975, thành lập hãng Apple vào năm 1976.

 

2. Apple “thăm quan” Xerox PARC

 

Vào tháng 12/1979, Steve Jobs và các nhân viên của Apple được 3 ngày sử dụng máy tính Xerox Alto mà nhóm nghiên cứu của Xerox PARC đã phát triển được giao diện đồ hoạ, bao gồm các biểu tượng trên màn hình và được điều khiển bằng một con chuột. Tuy những phát triển đáng kể đó không được đánh giá cao, nhưng để đổi lại, Xerox đã bán nghiên cứu đó cho Jobs để lấy cổ phần ở Apple. Ngay lập tức, Jobs thấy được tương lai của máy tính và phải mất 5 năm sau, vào ngày 24/1/1984, hệ điều hành Macintosh đã được ra đời.

 

3. Sự kiện quảng cáo Superbowl năm 1984

 

Năm 1984, nhân dịp cho ra mắt hệ điều hành Macintosh, Steve Jobs và chủ tịch của Apple, John Scully muốn làm một điều gì đó thật đặc biệt. Họ đã chọn giải pháp quảng cáo vào đúng giờ giải lao của giải bóng đá  Superbowl, sự kiện thể thao lớn nhất năm của Mỹ. Apple cho chạy quảng cáo trên màn hình lớn trước toàn thể khán giả và kết thúc với dòng chữ  “vào ngày 24/1, Apple sẽ giới thiệu hệ điều hành Macintosh, và bạn sẽ hiểu tại sao năm 1984 sẽ không chỉ là năm 1984 nữa”. Sự kiện này được coi là một kiệt tác của  ngành quảng cáo.

 

4. Phần mềm PageMaker

 

Một trong những điểm mạnh của giao diện đồ hoạ là cho phép những tài liệu được hiển thị trên màn hình. Chiếc máy Mac đầu tiên ban đầu chỉ gồm ứng dụng MacWrite và MacPaint - không hơn gì một thứ đồ chơi. Mặc dù vậy, một năm sau Aldus “trình làng” PageMaker cho Mac, giới thiệu kỹ thuật chế bản điện tử. Nó giúp chứng minh những điểm mạnh của Macintosh. Với các chương trình QuarkExpress hay Photoshop, Mac đã trở thành một sự lựa chọn cho những người yêu thích sáng tạo.

 

5. Vi xử lý PowerPC

 

Hệ điều hành Macintosh đầu tiên được vận hành bằng bộ vi xử lý của Motorola, nhưng đến năm 1994 thì Apple chuyển sang dùng RISC dựa trên cấu trúc của PowerPC. Trong khi đó, Microsoft dùng chip của Intel và cho ra đời Windows 95 cùng với bộ vi xử lý Pentium đã đưa PC, tương tự với GUI (giao diện đồ hoạ) của Apple. Sự cạnh tranh giữa bộ vi xử lý của PowerPC và Intel là đề tài được bàn luận không ngừng nghỉ trong những năm 90.

 

6. iMac

 



Thiết kế đột phá của iMac đã giúp Apple thoát khỏi vực thẳm

 

Năm 1997, Apple suy yếu. Hãng cho ra đời những dòng sản phẩm quá phức tạp khiến khách hàng cảm thấy bối rối, tới mức họ đã “lờ đi” các sản phẩm này. Năm đó, Steve Jobs trở lại vực dậy công ty của mình, và iMac ra đời vào năm sau đó đã cứu sống Apple.
 

Giống như máy Mac nguyên bản, iMac là kiểu máy tính tất-cả-trong-một, kết hợp màn hình và các linh kiện với nhau thành một thể thống nhất. Đây cũng là dòng máy tính đầu tiên không có ổ đĩa mềm floppy, thay vào đó là các cổng USB. Thiết kế đột phá với vỏ case mờ mờ khiến iMac không giống bất cứ thế hệ máy tính nào trước đó. Đây cũng là bước tiến lớn, đẩy lùi những chiếc vỏ case đơn điệu nhàm chán vào dĩ vãng, thay vào đó là vỏ nhựa trong suốt nhiều màu ngự trị một thời gian khá dài.

 

7. Hệ điều hành OS X

 

Trong khi thành tựu nổi bật nhất của Macintosh trong năm 1984 là hệ điều hành, thì tới cuối những năm 90, Mac OS rõ ràng là sự kỳ vọng của Apple.

 

Khi Job trở lại Apple năm 1997, ông nhận ra Mac không chỉ cần một diện mạo mới, mà việc nâng cấp hệ điều hành cũng trở nên rất cấp bách. Mac OS X phiên bản 10.0 được ra mắt vào tháng 3/2001, với những tính năng mới như phân quyền ưu tiên đa tác vụ và bộ nhớ được bảo vệ. Giao diện người dùng cũng được cải tiến, với giao diện “xanh biển” (aqua) mang lại những hiệu ứng trong mờ và những cạnh sắc mềm mại. MacOS X tiếp tục được cập nhật một cách thường xuyên và thậm chí ngày nay còn được sử dụng trong iPhone. Phiên bản 10.6 - Snow Leopard đang rất được đón chờ.

 

8. iMac G4

 


Apple sử dụng màn hình LCD cho dòng máy iMac G4

 

Khi màn hình LCD ngày càng đem lại lợi nhuận cao, Apple cho thiết kế lại iMac, đặt màn hình lên trên đỉnh của nửa bán cầu chứa toàn bộ linh kiện máy tính, bao gồm cả ổ đĩa quang. Apple dành khá nhiều thời gian nghiên cứu tính chất đòn bẩy, sao cho màn hình có thể đặt được lên một điểm nhỏ như vậy mà vẫn cân bằng. Nó cũng là khởi điểm cho một loạt các dòng sản phẩm Mac trắng của Apple. Cùng với bộ vi xử lý G4 trong lần ra mắt này, iMac có tốc độ nhanh đáng kể.

 

9. iMac G5

 



iMac G5 có hình thức ấn tượng
 
Tuy các đặc điểm kỹ thuật không có gì đáng nói, nhưng hình thức của iMac G5 lại rất ấn tượng. Được giới thiệu và giữa năm 2004, một lần nữa đây thực sự là sự trở lại của thiết kế tất-cả-trong-một, với cả bộ máy tính được “dấu” đằng sau màn hình LCD trên chân đỡ. Bây giờ, tất cả những gì người dùng cần làm chỉ là cắm bàn phím và con chuột.
 

Sau đó webcam iSight được thêm vào, cũng là tính năng cuối cùng của iMac với bộ vi xử lý G5, khi các dòng iMac sau này sử dụng chip Intel. Dù thay đổi  từ vỏ ngoài màu trắng tinh cho tới chất liệu nhôm hay kính về sau, iMac vẫn giữ nguyên thiết kế này.

 

10. Mac với vi xử lý Intel

 

Cuộc tranh luận trường kỳ giữa cấu trúc hoàn hảo của máy tính Apple với các máy Wintel (vi xử lý Intel cho Windows) xuất hiện sau khi Apple thông báo họ sẽ tiến tới sử dụng vi xử lý Intel cho Mac vào năm 2005. G5 đã rất vất vả trong cuộc đua với chip Intel, và rất khó khăn khi cố gắng tích hợp vừa vặn vào laptop. Kết quả là sự ra đời của máy tính xách tay đầu tiên được trang bị chip Intel - Macbook Pro, vào tháng 1/2006. Apple cho thấy họ không bao giờ tự thoả mãn với những gì mình đã có.
 
Anh Vinh
Sưu tầm từ dantri
Hình đại diện của thành viên
YTSTNews
 
Bài viết: 153
Ngày tham gia: 24 Tháng 7 2007, 17:55


Ads are not endorsed by ytuongsangtaovn.com or the staff thereof and visitors should perform their own due diligence on the product or service offered.

Google Ads
 
Đến từ: Google.com

Quay về TT YT&ST về Khoa học - Công nghệ

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến60 khách


cron