Không để những hiện tượng rầu lòng tái diễn

Nơi đăng và chia sẽ các Thông tin, tin tức không thuộc những mục trên

Không để những hiện tượng rầu lòng tái diễn

Gửi bàigửi bởi Zelda » 16 Tháng 7 2010, 13:47

Chuyên mục “Diễn đàn Dân trí” ngày 3/9/2008 có bài “Quan tâm nhiều hơn đến cách ứng xử của thầy với trò” của tác giả Đinh Xuân Tiễn phản ánh ba sự việc đáng quan tâm.

Đó là những sự việc xảy ra chưa lâu: Một học sinh (HS) gây mất trật tự trong lớp học bị giáo viên (GV) chủ nhiệm buộc đứng trước lớp tự tay tát cho đến lúc mặt sưng vù; chuyện một thầy hiệu trưởng dùng kéo cắt tóc, áo quần những HS ăn mặc đầu tóc sai quy định trước toàn trường và tát những HS nào dám phản ứng; chuyện một trường học quy định buộc HS mặc đồng phục mỏng trong cả các ngày mưa rét khiến các em bị ảnh hưởng xấu về sức khỏe. 

Đó là những câu chuyện khiến chúng tôi giật mình. Trước hết xin chia sẻ với tác giả về những trăn trở, bức xúc trước tình trạng một số trường, một số GV có những cách hành xử sai trái đối với HS. Điều đó cho thấy mặc dù cuộc vận động “Mỗi thầy cô là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo” đã được triển khai, song đây đó vẫn còn những biểu hiện vi phạm nghiêm trọng. Những việc làm ấy là rất đáng phê phán vì vừa vi phạm Luật Giáo dục, vừa trái với tư cách người GV, vừa phản giáo dục và gây bức xúc trong dư luận. Tuy nhiên, cũng xin trao đổi với tác giả rằng, những hiện tượng ấy chỉ là cá biệt, “con sâu làm rầu nồi canh” mà thôi. Nếu như những thông tin về các vụ việc ấy mà đến được các cơ quan quản lý giáo dục thì những người vi phạm sẽ phải chịu hình thức kỉ luật nghiêm khắc.

Bài viết tranh luận của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail: thaolam@dantri.com.vn

Với những nỗ lực của ngành giáo dục và toàn xã hội, tình trạng GV sử dụng bạo lực đối với HS đã hầu như được đẩy lùi. Chúng tôi cho rằng tuyệt đại đa số GV đã có nhận thức sâu sắc về cách ứng xử mô phạm, đúng mực trên cơ sở tình yêu thương, tôn trọng, công bằng đối với HS, sai phạm có chăng chỉ xẩy ra với một số GV nóng nảy, thiếu kiềm chế, hoặc còn ngộ nhận về “quyền uy” của ông thầy, về vai trò của bạo lực trong giáo dục mà thôi. Bản thân người viết bài này cũng vốn là người nóng nảy, ban đầu vì bức xúc trước những hành vi vi phạm nghiêm trọng của HS nên có những cách ứng xử không chuẩn mực, nhưng về sau đã rút ra được bài học kinh nghiệm cho mình.

Tuy nhiên, để xác lập kết quả vững chắc tiến tới triệt tiêu sự việc dùng bạo lực và những biểu hiện thiếu nhân văn trong giáo dục, cần tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, xác định nhân vật trung tâm của môi trường giáo dục là học sinh (“Tất cả vì HS thân yêu”), phát huy tinh thần dân chủ, nhân văn trong các hoạt động giáo dục để thay đổi tận gốc những ngộ nhận về “quyền uy” của nhà trường và người GV. Dĩ nhiên là cần tiến hành song song với việc lập lại kỉ cương học đường, kiên quyết, kiên trì đẩy lùi những biểu hiện vi phạm kỉ cương, nề nếp học tập, vi phạm pháp luật của HS. Trong trường hợp này, các nhà trường cần sự vào cuộc tích cực hơn nữa từ phía gia đình-xã hội (các tổ chức đoàn thể, các cơ quan chức năng).     

Đồng thời, cần thông tin một cách đầy đủ cho HS và phụ huynh về những quyền của người học, tạo điều kiện để HS thực hiện những quyền của mình. Hiện nay, một số trường vẫn chưa thực hiện đầy đủ yêu cầu của Luật Giáo dục, hầu như chỉ thông tin cho HS những trách nhiệm, nghĩa vụ mà ít quan tâm, thậm chí không thông tin cho các em biết về những quyền của mình. Ví dụ khi thu các khoản tiền, nhiều trường không thông báo cho HS biết khoản thu nào là tự nguyện, khoản thu nào là bắt buộc mà cứ nhập vào một “cục bắt buộc” cả cho “gọn nhẹ”. Việc tưởng như đơn giản này nhưng cũng khiến không ít Sở, Phòng GD-ĐT tốn công nhắc nhở nhiều lần mà xem ra vẫn chưa chấm dứt hẳn.  

Chúng tôi xin được thông qua Diễn đàn Dân trí trình bày về những quyền của người học đã được quy định tại Luật Giáo dục: 

Điều 86. Quyền của người học

Người học có những quyền sau đây:

1. Được nhà trường, cơ sở giáo dục khác tôn trọng và đối xử bình đẳng, được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình;

2. Được học trước tuổi, học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban;

3. Được cấp văn bằng, chứng chỉ sau khi tốt nghiệp cấp học, trình độ đào tạo theo quy định;

4. Được tham gia hoạt động của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác theo quy định của pháp luật;

5. Được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể dục, thể thao của nhà trường, cơ sở giáo dục khác;

6. Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với nhà trường, cơ sở giáo dục khác các giải pháp góp phần xây dựng nhà trường, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người học;

7. Được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước nếu tốt nghiệp loại giỏi và có đạo đức tốt”.

Và đây là những điều nhà giáo không được làm, chiếu theo Luật Giáo dục:

“Nhà giáo không được có các hành vi sau đây:

1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của người học;

2. Gian lận trong tuyển sinh, thi cử, cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của người học;

3. Xuyên tạc nội dung giáo dục;

4. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền”.    

(Điều 75. Các hành vi nhà giáo không được làm)

Những thông tin trên đây là hết sức cần thiết đối với cả thầy và trò. Một khi HS đã có đầy đủ thông tin về quyền chính đáng của mình, đồng thời có đầy đủ các yếu tố, điều kiện để bảo đảm thực thi các quyền đó thì những bất cập trong mối quan hệ thầy-trò hay HS-nhà trường sẽ không còn lý do tồn tại. Nhân đây, kính đề nghị các cơ quan quản lý giáo dục cần lập một đường dây nóng, địa chỉ email thông báo rộng rãi đến mọi HS để tiếp nhận những thông tin chống tiêu cực trong giáo dục, hoặc lập một trang web riêng (hay tích hợp cùng trang web của ngành) về chủ đề chống tiêu cực trong giáo dục, công khai những trường hợp vi phạm đã bị xử lý. Đây là một việc đã được triển khai ở nhiều nơi và bước đầu cho thấy phát huy hiệu quả tốt. 

Trọng Nghĩa


LTS Dân trí - Chúng ta đã bước vào năm học mới với quyết tâm đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực xảy ra trong nhà trường. Các thầy cô giáo luôn có vai trò quan trọng có ý nghĩa quyết định trong việc đẩy lùi tiêu cực và xây dựng nếp sống văn minh trong nhà trường. Mối thầy cô giáo phải là tấm gương mẫu mực về đạo đức, tinh thần tự học và sáng tạo cho học sinh noi theo.

Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa Thầy và trò cũng như giữa nhà trường và gia đình học sinh  là điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả dạy và học.

Xã hội càng tiến lên văn minh, hiện đại, càng phải biết tôn trọng và phát huy truyền thống tốt đẹp “tôn sư trọng đạo” của cha ông ta.

Sưu tầm từ dantri
Hình đại diện của thành viên
Zelda
 
Bài viết: 69
Ngày tham gia: 12 Tháng 7 2007, 02:35


Ads are not endorsed by ytuongsangtaovn.com or the staff thereof and visitors should perform their own due diligence on the product or service offered.

Google Ads
 
Đến từ: Google.com

Quay về TT YT&ST khác

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến215 khách


cron