...đó là số lượng bài báo được công bố trên các tập san khoa học quốc tế của các nhà khoa học. Nếu xét về tiêu chí này, VN thuộc loại thấp nhất so với các nước trong khu vực, bởi vì theo thống kê trong 10 năm qua, cứ hai giáo sư VN mới công bố được một bài báo khoa học.
Một giáo sư VN mười năm mới "công bố" được nửa bài báo khoa học, còn các trường đại học của Thái Lan, Malaysia và Singapore đặt ra tiêu chuẩn mỗi giáo sư trong hai năm phải có ít nhất một công bố quốc tế.
Ý kiến của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail: thaolam@dantri.com.vn. |
Trong môi trường khoa học quốc tế không có cửa để luồn lách và cơ hội nên khó để chạy chọt bán mua như bằng tiến sĩ trong nước. Phần lớn những bằng cấp, học vị ồn ào mà “một số vị” trong đội ngũ các nhà khoa học đang có không đủ để nói lên trình độ khoa học của quốc gia, bởi vì bản thân nó là hàng dỏm.
Chấn hưng giáo dục để nâng cao dân trí là nhiệm vụ được cho là quốc sách hàng đầu. VN nỗ lực phổ cập tiểu học, xóa mù chữ và đã có những kết quả được thế giới công nhận. Tuy nhiên bên cạnh việc lấp đầy các vùng lõm giáo dục, còn có một công việc vô cùng cấp thiết để nâng tầm dân trí VN lên ngang tầm khu vực, đó là nâng chất lượng của đội ngũ giáo sư, tiến sĩ nước nhà. Năng suất khoa học của đội ngũ này mới có ý nghĩa thiết thực trong việc phục vụ xây dựng và phát triển đất nước, nếu không có năng suất đó thì số lượng các nhà khoa học chỉ là con số vô nghĩa.
Dân trí cao để có nhận thức cao. Nhưng ngược lại, sự nhận thức cao mới chứng minh tầm dân trí của một quốc gia. Đối với các nhà khoa học chân chính, vinh quang của họ chính là nghiên cứu, sáng tạo để tìm ra các phát minh khoa học cống hiến cho đất nước và cho nhân loại.
Còn với VN, một khi mà “một số vị” trong đội ngũ các nhà khoa học vẫn nhận thức tìm kiếm bằng cấp để làm vật trang trí hoặc tiến thân, mà không xem đó là nghĩa vụ sáng tạo khoa học thì chưa thể nói đến dân trí cao được. Nhận thức của đội ngũ khoa học cũng là một số đo dân trí.
Lê Chân Nhân