Nguyễn Bích Ngọc: Vào ĐH Harvard không quá khó

Nơi đăng và chia sẽ các Thông tin, tin tức về Ý tưởng và Sáng tạo trong lĩnh vực Văn hóa - Xã hội - Giáo dục

Nguyễn Bích Ngọc: Vào ĐH Harvard không quá khó

Gửi bàigửi bởi Zelda » 16 Tháng 7 2010, 13:50

(Dân trí) - Là 1 trong 4 nữ sinh duy nhất của Việt Nam học tại ĐH Harvard danh tiếng, Nguyễn Bích Ngọc cho rằng vào Harvard không quá khó, quan trọng là mình biết đam mê.
 >>  Nguyễn Bích Ngọc thẳng bước vào ĐH Harvard
Nguyễn Bích Ngọc, hiện là sinh viên năm thứ nhất ĐH Harvard, Ngọc đã nhận được giấy mời học của trường từ tháng 4/2009, cùng học bổng hơn 50.000 USD/năm. Dân trí đã có cuộc trò chuyện với Ngọc khi em về Việt Nam vào dịp tết Tây này.
 
Nguyễn Bích Ngọc: "Vào ĐH Harvard không quá khó như mình tưởng tượng!"

Em là người may mắn

Sau thời gian học tại ĐH Harvard danh tiếng em thấy môi trường học này có gì đặc biệt?

Em rất vui, những người xung quanh em đều là những người xuất chúng. Từ Giáo sư cho đến bạn học đều là những người xuất sắc nhất trên thế giới. Khi em nói chuyện với họ thì thấy họ cũng như sinh viên bình thường nhưng khi biết thành tích của họ thì em thấy rất ngưỡng mộ, họ đều có thành tích đặc biệt về bản thân như bạn em giữ kỷ lục quốc gia của Singapore về 2 môn bơi lội mà nhìn bạn rất bình thường, hay có bạn khác sáng tạo ra hệ thống máy tính để phát hiện ra ung thư vú... em thấy bạn nào cũng có gì đó rất đặc biệt.

Em cảm thấy mình rất may mắn, khi nhìn quanh thấy toàn những con người xuất sắc. Sinh viên đầu tiên vào ĐH Harvard cũng sẽ tự hỏi bản thân mình là có thực sự sai lầm không, có nhầm lẫn khi được vào trường này học? - đó là cảm giác đầu tiên. Nhưng khi hòa nhập vào thì em thấy mọi người cũng bình thường như các sinh viên khác, ai cũng có đam mê, sở thích riêng của mình.

Con đường đến với ĐH Harvard của em như thế nào?

Bố em từng đi học Tiến sĩ ở Đức về nên ngay từ bé bố em đã hướng ngoại cho em. Trước đây em học THCS ở trường Trưng Vương, sau đó học 2 tháng tại trường THPT Hà Nội - Amsterdam và tháng 9/2004 em sang học tại trường National Junior College ở Singapore với học bổng phổ thông toàn phần.

Do ở Mỹ họ có bộ hồ sơ chuẩn để nộp cho rất nhiều trường ĐH trên toàn nước nên rất thuận lợi cho học sinh, em đã đăng ký 7 trường. Ngoài ra, em cũng đăng ký một số trường ở Anh.

Cùng lúc em nhận được lời mời của 7 trường ở Mỹ và một số trường ở Anh, trong đó có ĐH Harvard. Em đã chọn Harvard. Lúc đó, em không tưởng tượng là mình đến được ĐH Harvard để học. Em nghĩ 4 năm ở Singapore là bước đệm rất quan trọng vì khả năng tiếng Anh của mình khá lên. Bên cạnh đó, quan điểm sống và cách nhìn cuộc sống của mình chín chắn lên rất nhiều, cách suy nghĩ độc lập hơn. Đây là điều mà những người tuyển sinh ở ĐH Harvard họ cần.

Sẽ trở về Việt Nam làm việc

Khi phỏng vấn sinh viên vào ĐH Harvard thì họ hỏi điều gì ?

Khi phỏng vấn thì họ hỏi em tại sao chọn trường này? những đam mê trong cuộc sống của bạn là? đây là điều ĐH Harvard rất coi trọng. Họ cũng hỏi em về dự định tương lai của mình là gì và sẽ làm gì với bằng ĐH Harvard.

Vậy đam mê của em là gì?
 
Em sẽ trở về Việt Nam làm việc

Em thích môn tiếng Anh, Văn học và Lịch sử nhưng em rất đam mê môn Lịch sử. Hiện vào trường em chưa chọn ngành nhưng năm sau được chọn ngành em sẽ chọn ngành Lịch sử hoặc Chính trị. Em rất thích làm ngoại giao, em sẽ về Việt Nam làm việc.

Em chắc chắn mình sẽ về Việt Nam làm việc?

Ở ĐH Harvard hiện nay có 4 sinh viên Việt Nam, đều là nữ. Nên em cảm thấy mình rất vinh dự, tự hào đại diện cho đất nước Việt Nam. Thời gian trước Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân sang ĐH Harvard dự Hội thảo, trường họ cắm cờ Việt Nam ngay trung tâm của trường cạnh lá cờ Mỹ. Lúc đó, em cảm thấy mình rất tự hào là người Việt Nam và em đã chụp ảnh dưới lá cờ đó.

Em quyết tâm học tốt hơn, vì đi xa để học thì phải đạt được mục đích mình đặt ra nhận được bằng tốt nghiệp của Harvard và làm gì đó cống hiến cho đất nước.

Em khẳng định sẽ về Việt Nam làm việc là do bố em luôn luôn nói với em một điều: “Điều quan trọng nhất là khi đi học ở nước ngoài là để về phục vụ đất nước”. Ở Mỹ thì có rất nhiều tài giỏi, mình chỉ là một trong số những người tài giỏi thì cái bằng đó mình về Việt Nam sẽ đóng góp được nhiều hơn cho đất nước. Đây mới là quê hương của mình.

Em kể một chút về gia đình của mình?

Bố em làm ở ngành đường sắt, mẹ em làm công an, em còn một em gái đang học lớp 10. Em rất yêu và tự hào về gia đình của mình.

Đam mê là chiến thắng

Du học ở Singapore và ở Mỹ của em đều nhận học bổng toàn phần. Em chia sẻ kinh nghiệm xin học bổng và cách học của em cho các bạn trẻ Việt Nam?

Ngay từ bé, em đã được bố mẹ rèn cho tính tự lập. Nên khi xa nhà em rất tự tin vào bản thân mình. Trong học tập, các bạn nên tìm cho mình niềm đam mê và làm theo niềm đam mê đó chứ không nên theo định hướng của người khác. Em là 1 trong 16 trên tổng số hơn 700 học sinh ở trường chọn học ngành Lịch sử. Các môn sở thích của em kết quả luôn đứng đầu toàn khóa học. Em nghĩ mình có niềm đam mê thì có thành công.

Ở Mỹ có rất nhiều trường đại học và các trường đó họ cũng rất rộng rãi, cởi mở với sinh viên. Điều quan trọng nhất khi bạn chọn đăng ký vào trường đại học nào đó thì bạn phải tự tin để đăng ký và phải chủ động tất cả từ việc chọn ngành, làm hồ sơ.

Sau những giờ học căng thẳng thì em giải tỏa stress bằng cách nào?

Em học nhiều và chơi cũng rất nhiều. Ngoài giờ học em tham gia các tổ chức hoạt động xã hội ở trường ĐH Harvard. Lúc rảnh rỗi em đi mua sắm và xem phim. Em đi học hoàn toàn do học bổng toàn phần nên bố mẹ cho em một chút để chi tiêu thêm thôi.

Khi đi học xa nhà, mỗi dịp Tết đến cảm xúc của em thế nào?

Thực sự em không có thời gian để nhớ nhà. Ngày tết là ngày lễ lớn của mỗi gia đình Việt Nam, nên vào đêm giao thừa em thường gọi về tâm sự cùng bố mẹ và chúc phúc cho gia đình.

Cảm ơn Bích Ngọc!

Hồng Hạnh

Sưu tầm từ dantri
Hình đại diện của thành viên
Zelda
 
Bài viết: 69
Ngày tham gia: 12 Tháng 7 2007, 02:35


Ads are not endorsed by ytuongsangtaovn.com or the staff thereof and visitors should perform their own due diligence on the product or service offered.

Google Ads
 
Đến từ: Google.com

Quay về TT YT&ST về Văn hóa - Xã hội - Giáo dục

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến117 khách


cron