Để tránh mùi hôi thối cho người dân, người đi đường cũng như tạo mỹ quan cho thủ đô, tại sao không dùng nilon hoặc một loại vật liệu nào đó để che phủ các con sông ô nhiễm và tận dụng dòng khí mêtan thoát lên để chạy máy phát điện, để thắp sáng hoặc để đun nấu... (Phạm Anh Tuấn)
> Sao không tận dụng nước sông để phát điện
Dòng nước đen của sông Tô Lịch ở Hà Nội. Ảnh: Toquoc. |
Công việc của tôi rất hay lên Hà Nội. Những đoạn sông Tô Lịch, Kim Ngưu, sông Sét... đều bốc mùi hôi thối thật kinh khủng, đặc biệt vào những mùa hè nóng bức. Mùi hôi thối đó là do các chất hữu cơ phân huỷ trong nước sinh ra khí mêtan (CH4), một lượng khí NH3, và các khí khác...
Để tránh mùi hôi thối cho người dân sống xung quanh, người đi đường cũng như tạo mỹ quan cho Thủ đô, tại sao không dùng nilon hoặc một loại vật liệu nào đó để che phủ các con sông ô nhiễm và tận dụng dòng khí mêtan thoát lên để chạy máy phát điện, để thắp sáng hoặc để đun nấu...
Tôi nghĩ, việc thực hiện ý tưởng này rất dễ dàng, các con sông ở Hà Nội có chiều rộng cũng khá nhỏ, việc sử dụng nilon hoặc nhựa để che là dễ dàng và ít tốn kém. Trên các tấm che nilon đó ta sử dụng hệ thống thu khí mêtan sau đó dẫn đến nơi sử dụng vào các mục đích khác nhau.
Hệ thống nilon này có kết cấu hình vòm vừa cho nước mưa thoát xuống vừ làm bầu chứa khí dễ dàng. Khi nhân viên dọn môi trường trên sông chui vào làm việc thì phải sử dụng hệ thống bảo vệ thật kín, phải thở bằng bình ôxy. Các cống thoát nước thải trực tiếp vào các con sông phải có hệ thống ngăn không cho rác xuống sông để hạn chế số lần công nhân môi trường phải chui vào mái che sông làm việc.
|
Trên đây là ý tưởng nhỏ của tôi, mong mọi người cho ý kiến.
Phạm Anh Tuấn (Nhà máy ôtô Thành Công)
Bạn đánh giá thế nào về ý tưởng này? Gửi ý kiến về: khoahoc@vnexpress.net