Không nên liệt kê ý tưởng để chấm điểm Văn

Nơi đăng và chia sẽ các Thông tin, tin tức không thuộc những mục trên

Không nên liệt kê ý tưởng để chấm điểm Văn

Gửi bàigửi bởi Zelda » 16 Tháng 7 2010, 14:33

Liệt kê những ý tưởng để cho điểm trong môn Văn, theo tôi, là một việc nực cười. Chắc hẳn với đáp án đề thi đại học môn Văn mà hàng năm chúng ta được đọc, ai cũng có thể thấy rõ sự thật này. (Phạm Ngọc Bình Phương)
> Nỗi buồn của một học sinh giỏi Văn toàn miền Bắc

Người gửi: Phạm Ngọc Bình Phương

Tôi nghĩ rằng, thay đổi không phải chỉ đến từ cách dạy, cách học, mà cả cách công nhận. Tại sao lại như vậy? Bởi một điều mà tôi luôn muốn chia sẻ từ rất lâu: "Môn Văn vốn dĩ, theo tôi, là không có đáp án".

"Không có đáp án" ở đây không có nghĩa là không có cách nào để chấm điểm. Không có đáp án chỉ đơn giản là không có khung nào cho một ý tưởng, chỉ có khung có cách đánh giá và lập luận mà thôi. Làm sao lại có thể có cách chấm điểm như trong hệ thống giáo dục hiện nay, từ bậc tiểu học, trung học, thậm chí thi đại học rằng: "Thúy Kiều phải hội đủ a, b, c, d nét đẹp thì mới có đủ điểm".

Chắc hẳn với đáp án đề thi đại học môn Văn mà hàng năm chúng ta được đọc, ai cũng có thể thấy rõ sự thật này. Làm sao con em chúng ta có thể học tốt môn Văn (lưu ý: tôi chỉ nói học tốt chứ không bắt buộc phải yêu thích), dù cho có được thầy cô khuyến khích, khi mà với cách làm bài như vậy, ai cho em đậu đại học, đậu kỳ thi học sinh giỏi này, học sinh giỏi kia?

Tôi nhớ có một lần, tôi được đọc một tin trên báo, rằng có một em học sinh "dám" phê bình "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", và sau đó được công nhận là đạt học sinh giỏi. Tất nhiên, việc công nhận cho một sự phá lệ như thế này, là cần thiết.

Tuy nhiên, cái đáng nói ở đây chính là việc người ta lại chỉ chú ý nhiều đến việc tại sao em "dám" phê bình nó, chứ không chú ý đến một việc quan trọng hơn, em lập luận để phê bình như thế nào. Tại sao bài của em đó lại khó đánh giá đến như vậy? Bởi vì trong đáp án làm gì có khung cho những câu phê bình.

Liệt kê những ý tưởng để cho điểm trong môn Văn, theo tôi, là một việc nực cười. Cái chúng ta cần ở đây, là khả năng lập luận, suy diễn, phản bác theo cảm nhận của riêng mỗi người. Học sinh không thấy Thúy Kiều đẹp, thì làm sao mà mô tả Kiều cho đẹp được, nếu không nhờ văn mẫu. Tại sao không đơn giản là, nếu em thấy Thúy Kiều không đẹp thì em phải lập luận, chứng minh cho cái "không đẹp" mà em cảm nhận ở Kiều, rồi giáo viên sẽ cho điểm ở cách lập luận, chứng minh.

Tất nhiên, việc này sẽ đi kèm với tự chịu trách nhiệm. Giáo viên có trách nhiệm với cách chấm điểm của mình, vì việc học sinh suy luận logic như thế nào, có hay không, ý tưởng đó có mới lạ không... phụ thuộc nhiều vào giáo viên.

Mọi người sẽ ồ lên: "Như vậy, lỡ giáo viên chấm sai thì sao?". Tôi xin trả lời rằng: "Thứ nhất, giáo viên, đặc biệt là giáo viên Văn, cũng có cảm nhận riêng, nên họ có quyền cho điểm theo cảm nhận của mình. Và như vậy, họ cũng sẽ phải chứng minh rằng việc cho điểm đó có hợp lý không. Thứ hai, chúng ta đào tạo giáo viên ra để làm gì, nếu bản thân chúng ta không tin rằng họ có khả năng làm việc đó?"

Ở đây, ta không bàn tới những người cố tình tiêu cực, bởi vì họ chỉ là thiểu số, mặc dù ai cũng có lúc rơi vào trường hợp này. Và năng lực thật sự của một giáo viên Văn, sẽ phần nào bộc lộ qua cách chấm điểm của mình.

Và học sinh cũng phải chịu trách nhiệm. Chịu trách nhiệm cho chính bài viết của mình. Không phải chỉ đơn giản: "Em không thấy Kiều đẹp, nên không có gì để viết hết" rồi bị điểm kém mà cho rằng tại thầy cô không tôn trọng những ý tưởng mới.

Nếu em cho rằng Kiều không đẹp, thì em phải lập luận, phải chỉ ra vì sao miêu tả như vậy mà em thấy không đẹp. Và tất nhiên, sẽ có những ý tưởng nên được chấp nhận như thế này: "Em thấy cặp mắt sắc sảo là không đẹp, với em, cặp mắt hiền dịu, nhân từ mới là đẹp". Đó chẳng phải là một trong những mục đích của chúng ta, đào tạo ra những con người dám nói ra ý tưởng và tự chịu trách nhiệm cho ý tưởng của chính mình?

Để kết thúc, tôi phải nói rằng, làm được như vậy không phải là một điều dễ dàng. Đó là thay đổi từ tận trong cách nghĩ, cách làm, mà quan trọng chính là cách công nhận. Hãy để cho các em sống thật với những cảm nhận riêng của mình, những suy nghĩ riêng của mình, cho dù nó có khác biệt đến thế nào đi chăng nữa, và hưởng thụ hay được công nhận, đúng với những giá trị của mình.

Sưu tầm từ vnexpress
Hình đại diện của thành viên
Zelda
 
Bài viết: 69
Ngày tham gia: 12 Tháng 7 2007, 02:35


Ads are not endorsed by ytuongsangtaovn.com or the staff thereof and visitors should perform their own due diligence on the product or service offered.

Google Ads
 
Đến từ: Google.com

Quay về TT YT&ST khác

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến155 khách


cron