Vừa qua, tạp chí Kinh tế Viễn Đông (FEER) phối hợp với Hãng Hewlett - Packard tổ chức giải thưởng Những nhà phát minh trẻ châu Á. Ba gương mặt xứng đáng nhất đã được chọn ra từ 300 thí sinh ở các trường đại học trên khắp vùng châu Á - Thái Bình Dương.
Huy chương vàng: Mulyoto Pangestu (Indonexia)Mulyoto Pangestu là sinh viên bậc tiến sỹ,
đang nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu sinh sản và phát triển Monash, ngoại ô Melbourne (Úc). Anh đã tìm ra cách lưu trữ tinh trùng sấy khô ở nhiệt độ phòng với chi phí cực kỳ thấp (tinh trùng sấy khô vẫn sống khoẻ nếu được thuỷ hợp trở lại). Theo phương pháp của anh, chỉ cần 50 xu Úc đã có thể lưu trữ một mẫu tinh dịch. Dụng cụ lưu trữ cũng rất rẻ tiền bao gồm một số ống hút nhựa, một cái túi đựng bằng nhôm. Thao tác thực hiện khá đơn giản.Kỹ thuật của Pangestu còn có thể
được áp dụng để lưu trữ những bộ phận cơ thể khác trong lúc chờ đợi kỹ thuật tiến bộ để ghép nối trở lại cơ thể. Kỹ thuật này cũng giúp cho các nhà khoa học ở những nước nghèo có điều kiện lưu trữ phẩm vật để nghiên cứu.Thực ra, ngành Y học từ lâu đã đủ khả năng lưu giữ những tinh trùng. Tuy nhiên các kỹ thuật đó đòi hỏi một hệ thống làm lạnh không dưới 5.000 USD. Hệ thống này nặng nề, chiếm nhiều diện tích và phải được thay thế sau một thời gian sử dụng. Bên cạnh đó, việc làm lạnh đòi hỏi phải thường xuyên bơm vào một lượng khí nitro hoá lỏng và yêu cầu một quy trình đảm bảo an toàn vì hệ thống có thể cháy nổ.
Huy chương Bạc: Kwok-Kuen Tse (Hồng Kông)
Kwok-Kuen Tse là một kỹ sư
điện tử 28 tuổi, tốt nghiệp đại học Hồng Kông. Từ tháng 6 đến tháng 9/2000, anh đã chế tạo thành công một hệ thống khai thác triệt để năng lượng mặt trời với chi phí thấp nhất. Hiện đại học Hồng Kông đang xin cấp bằng sáng chế tạm thời cho hệ thống chuyển hoá năng lượng của anh.Theo giáo sư Ron Hui, trư
ớc đây năng lượng mặt trời không thể đi vào cuộc sống vì nó đòi hỏi một hệ thống chuyển hoá đắt tiền, nay phát minh của K.K.Tse sẽ làm năng lượng mặt trời trở nên thực tế hơn trong cuộc sống. Trong thời gian thực hiện dự án, K.K.Tse đã có mặt suốt ngày tại phòng thí nghiệm với những bộ cảm điện, bán dẫn, điôt rẻ tiền. Anh nói về thành quả của mình: Tôi làm việc 10 giờ một ngày, sáu ngày một tuần và tôi thử nghiệm hàng ngàn lần. Đó là một quá trình khó khăn thử và sai.Huy chươ
ng đồng: Kelvin Chong và Chew kuan Kiat (Xingapo) Tháng 5 vừa qua, đề tài của hai sinh viên Kelvin Chong và Chew kuan Kiat về nghiên cứu thiết kế dụng cụ thử nghiệm loại vi trùng nguy hiểm gây bệnh phổi đã được cơ quan Phát triển kinh tế Xingapo thưởng 17.000 USD.Trư
ớc đây, để kiểm tra loại vi trùng này, người ta lấy máu hoặc mẫu phân của người bệnh, sau đó cấy vi trùng trong nhiều ngày và qua thêm nhiều giai đoạn khác. Nay, nhờ phát minh của hai bạn trẻ, người ta có thể lấy một đoạn DNA từ bệnh phẩm, sau đó phóng đại mẫu DNA qua kính hiển vi để phát hiện bệnh, nhờ đó, tiết kiệm được một số quy trình không cần thiết. Mặt khác, một lần thử nghiệm trước đây phải mất 7 USD Xingapo trong khi phương pháp này chỉ tốn khoảng 3 USD Xingapo.Chew và Kelvin Chongtrinh là hai sinh viên khoa công nghệ sinh học ở trường Bách Khoa Ngee Ann (Xingapo). Hiện hai bạn trẻ mơ ước phát minh của mình sẽ
được cấp bằng sáng chế và được sản xuất đại trà trong tương lai.(Theo Tuổi trẻ, 21/12).
Sưu tầm từ vnexpress