Du học sinh vạch điểm yếu của chính mình

Nơi đăng và chia sẽ các Thông tin, tin tức về Ý tưởng và Sáng tạo trong lĩnh vực Văn hóa - Xã hội - Giáo dục

Du học sinh vạch điểm yếu của chính mình

Gửi bàigửi bởi YTSTNews » 16 Tháng 7 2010, 14:44

Du học sinh VN cần cù thông minh, nhưng trên mặt bằng chung, còn thua kém về khả năng tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, phương pháp lập kế hoạch dài hạn... Họ đã đưa ra những nhận xét thẳng thắn về chính mình.

Phần lớn khi được hỏi ý kiến, các du học sinh VN đều thừa nhận, sinh viên VN rất chăm chỉ và thông minh. Bằng chứng là đã có nhiều sinh viên VN giành được những học bổng giá trị và giải thưởng lớn trên nhiều lĩnh vực.

Nguyễn Huy Dũng, sinh viên chuyên ngành CNTT, Đại học Công nghệ Nanyang Singapore, người được nhận nhiều giải thưởng về các công trình liên quan đến CNTT trong và ngoài nước cho biết, sinh viên VN chăm chỉ không kém sinh viên đến từ các nước Trung Quốc, Malaysia, Indonesia... Nhiều sinh viên VN có thành tích học tập xuất sắc, đạt các danh hiệu lớn của trường cũng như khu vực. Thế nhưng, kết quả học tập nói chung của sinh viên ta lại thua xa so với sinh viên các nước này.

Còn Trần Thị Hương, thạc sĩ ngành ăng ten và truyền sóng, Đại học Công nghệ Tokyo, Nhật Bản, người được nhận giải thưởng luận văn xuất sắc nhất tại hội nghị quốc tế về ăng ten và truyền sóng (ISAP) tổ chức tại Hàn Quốc năm 2005 nhận định, những du học sinh được học bổng thường là sinh viên ưu tú, xuất sắc. Họ được tuyển chọn kỹ nên phần lớn có thành tích học tập rất tốt. Nhưng đáng tiếc trong thực tế không phải du học sinh VN nào cũng xuất sắc...

Tại Đại học Công nghệ Tokyo, Nhật Bản, sinh viên VN thua ở khả năng tư duy sáng tạo. Không ít người VN phải mất tới 4 năm mới bảo vệ được luận văn Tiến sĩ trong khi thông thường chỉ mất 3 năm.

Yếu ngoại ngữ, thiếu kỹ năng làm việc nhóm...

Trong số những điểm yếu của du học sinh được người trong cuộc chỉ ra, Trương Minh Huy Vũ (Đại học Siegen, Đức) lại nhấn mạnh đến khả năng ngoại ngữ và kỹ năng làm việc nhóm.

So với sinh viên các nước, khả năng ngoại ngữ của du học sinh VN kém, trong khi đó lại thường ngại giao tiếp. Điều đó giải thích tại sao sinh viên VN khi sang Đức du học mất rất nhiều thời gian để làm quen với ngoại ngữ quốc tế, cũng như ngôn ngữ bản địa.

Một hạn chế khác của sinh viên VN là thường bị động khi làm việc nhóm, dẫn đến giảm hiệu quả công việc. Không giống ở VN, học ở Đức (và ở nhiều nước khác), sinh viên thường được chia ra làm các nhóm nhỏ để làm bài tập. Kết quả thực tế cho thấy, sinh viên VN thường lúng túng khi làm việc trong môi trường cần sự phối hợp cao.

Nguyên nhân là do thiếu kỹ năng và không lập được kế hoạch lâu dài cho công việc, hậu quả của quá trình học tập một chiều (thầy đọc, trò chép). Không được tạo thói quen phản biện trong học tập nên việc du học sinh VN thường chạy theo số đông mà đánh mất ý kiến tự chủ của mình.

Bác sĩ Nguyễn Đình Nguyên, người có thâm niên trên chục năm sinh sống và làm việc tại Sydney (Australia) cho rằng, du học sinh VN, cũng như người VN nói chung thiếu sáng tạo. Chúng ta thường quen bắt chước hơn là tự vận động trí óc để sáng tạo ra cái mới.

Đã vậy, chúng ta lại thiếu tính tỉ mỉ trong lập kế hoạch. Ví dụ, để nấu món ăn, nước ngoài mô tả rõ nguyên liệu từ đơn vị giọt, đến thìa càphê, đến gam đường. Trong khi đó, người VN quen với sự ước lượng một chút mì chính, một ít đường....

Không thể yên phận với bài học "VN có rừng vàng biển bạc"

Theo bạn Hương, ở VN nhiều người bằng cấp không đi đôi với thực lực dù, nếu tính trên đầu người, VN là nước không ít tiến sĩ, thạc sĩ. So với ngay các nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore..., chúng ta hầu như chưa có phát minh, sáng chế và những báo cáo khoa học gây tiếng vang lớn.

"Những thực tế trên cho thấy, chúng ta còn thua kém xa các nước phát triển. Chúng ta đang thua, đang tụt hậu trong cuộc đua hội nhập. Nó cũng nhắc nhở thế hệ trẻ hôm nay rằng, sẽ không thể yên phận mãi với những bài học rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu, Hương nhận định.

Trong khi đó, bạn Vũ lại cho rằng, cái thiếu của người VN không phải là sự thông minh, không phải là tính chịu thương chịu khó, mà là thiếu phương pháp khoa học. Không có phương pháp để giải quyết, chúng ta thường vay mượn chỗ này một ít chỗ kia một tí. Sự chắp vá dĩ nhiên không thể mang lại hiệu quả.

(Theo Tiền phong)

 
Sưu tầm từ vnexpress
Hình đại diện của thành viên
YTSTNews
 
Bài viết: 153
Ngày tham gia: 24 Tháng 7 2007, 17:55


Ads are not endorsed by ytuongsangtaovn.com or the staff thereof and visitors should perform their own due diligence on the product or service offered.

Google Ads
 
Đến từ: Google.com

Quay về TT YT&ST về Văn hóa - Xã hội - Giáo dục

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến121 khách


cron