Mỗi gia đình VN sẽ có một đường ADSL vào năm 2015

Nơi đăng và chia sẽ các Thông tin, tin tức về Ý tưởng và Sáng tạo trong lĩnh vực Khoa học - Công nghệ

Mỗi gia đình VN sẽ có một đường ADSL vào năm 2015

Gửi bàigửi bởi Zelda » 16 Tháng 7 2010, 14:46

Phó tổng giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng, đại diện cho các ISP, hứa tại lễ kỷ niệm 10 năm Internet diễn tại Hà Nội tối qua. Tương lai còn được mô tả rằng mỗi điện thoại di động của người dân sẽ là thiết bị truy cập Internet và từng cá nhân sẽ tự sáng tạo sản phẩm dịch vụ nội dung cho mình.

Đêm 29/11, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, những người có công trong việc xây dựng và phát triển Internet VN đã gặp gỡ để cùng nhìn lại những thành tựu đã đạt được trong chặng đường 10 năm qua, kể từ ngày 19/11/1997 khi lễ kết nối Internet toàn cầu được tổ chức. Sau một thập kỷ, VN hiện có gần 18 triệu người sử dụng Internet, chiếm 21% dân số. Công nghệ từng là món hàng xa xỉ dành cho cá nhân có thu nhập cao hay tổ chức kinh doanh đến nay đã là dịch vụ phổ thông.

Phó thủ tướng chính phủ Nguyễn Thiện Nhân tại buổi lễ kỷ niệm 10 năm Internet. Ảnh: Hoàng Hà

Chia sẻ tại buổi lễ, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân kể lại một kỷ niệm là năm1998, khi VN đang đàm phán để xây dựng hiệp định thương mại Việt - Mỹ, đối tác đưa ra những yêu cầu khá cụ thể về chống bán phá giá. Còn VN chưa có kinh nghiệm hay thông tin gì nhiều về vấn đề mà vốn cơ bản dựa vào điều lệ của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Lúc đó, lãnh đạo cấp cao đã yêu cầu phải cung cấp thông tin và bình luận về vấn đề này mà tôi thì không có gì trong tay cả. 4h sáng, tôi truy cập Internet và vào kho dữ liệu quốc hội Mỹ, tìm và in được tài liệu về chống bán phá giá của WTO ngay tại nhà mình. Điều đó cho thấy Internet là tài nguyên chung của nhân loại, không phân biệt quốc gia và người sử dụng. Không có nó thì không có xã hội thông tin, ông Nguyễn Thiện Nhân nói.

Và để ghi nhận những thành tích xuất sắc đóng góp cho sự nghiệp phát triển Internet VN, giai đoạn 1997-2007, 8 đơn vị đã được Bộ Thông tin Truyền thông trao bằng khen gồm: Công ty FPT Telecom, NetNam, Tập đoàn Bưu chính viễn thông, Báo điện tử VnExpressVietnamNet, Đài truyền hình VN, Trung tâm Internet VN và Hội Tin học VN.

Bắt đầu bằng việc xây dựng một mạng diện rộng mang tên Trí tuệ Việt Nam cho phép người sử dụng khai thác miễn phí tài nguyên thông tin với thủ tục đăng ký đơn giản, Công ty FPT Telecom (khi đó là FPT Internet) được đánh giá là rất thành công trong việc đưa ra những khái niệm đơn giản về World Wide Web, chat, diễn đàn thảo luận trực tuyến... góp phần tạo tiền đề căn bản, thúc đẩy sự phát triển của Internet VN trong những năm tiếp sau. Tổng giám đốc FPT Telecom Trương Đình Anh đã nói rằng ông cảm thấy rất tự hào vì những gì đã làm được vào thời kỳ đó. Nhất là việc nhóm làm việc của ông chỉ có 4 người điều hành một mạng ảo có sự kết nối của 10.000 thành viên.

Nguyên bộ trưởng Bộ Bưu chính viễn thông (nay là Bộ Thông tin Truyền thông) Đỗ Trung Tá trao bằng khen cho các tập thể có đóng góp xuất sắc trong sự nghiệp phát triển Internet ở VN. Ảnh: Hoàng Hà

Lịch sử một thập kỷ qua đã chứng kiến sức mạnh và tốc độ phát triển của loại hình công nghệ này vượt ngoài sức tưởng tượng của chính những người đưa nó đến Việt Nam. Tháng 5/2005, dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cao ADSL được cung cấp và luôn trong tình trạng cung không đủ cầu với tốc độ những ngày đầu là 10-20 Kb/giây tăng lên 100 Kb/giây vẫn bị đánh giá là rùa bò", nhưng hiện nay đạt mức 1 Mb/giây. Trước đây, để được lắp đặt ADSL, khách hàng phải chờ tới 7 ngày thì hiện tại các ISP đều cam kết hoàn thành hợp đồng trong 3 ngày và dưới 24 giờ giải quyết mọi khiếu nại. 

Nhân chứng lịch sử Internet và những dấu ấn khó quên
10 nhân vật có ảnh hưởng tới sự phát triển Internet VN
VN đi tìm 'ngày Internet' thường niên

Tuy nhiên, các chuyên gia trong ngành cũng bày tỏ nhiều băn khoăn cho tương lai của Internet, khi mà nhu cầu bức bách về công nghệ của cuộc sống và những ứng dụng đang phát triển như vũ bão đe dọa đến sự an toàn của hệ thống cơ sở hạ tầng. "Về mặt vĩ mô, phải có những đầu tư thích đáng cho hạ tầng vì hệ thống này đang trong tình trạng rất dễ bị tổn thương", ông Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Còn nguyên tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện Mai Liêm Trực trăn trở: "10 năm qua chúng ta đã phát triển rất nhanh. Nhưng vấn đề đặt ra trước mắt là phải làm thế nào đẩy nhanh tốc độ lớn hơn nữa trong thời gian tới. Tôi cho rằng đổi mới tư duy và cách làm là vấn đề mấu chốt".

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân vạch ra những hành động cụ thể mà Bộ Thông tin Truyền thông cần làm nhằm tạo cơ sở để Internet Việt Nam có thể phát triển bền vững, lành mạnh. Đó là tập trung vào nhiệm vụ: tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân, doanh nghiệp về cả mặt tích cực và tiêu cực của Internet. Nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý cho sự phát triển Internet, trong đó chú trọng về sự hội tụ của viễn thông, Internet, máy tính và truyền thông. Sớm hoàn thiện và trình Chính phủ Nghị định Internet. Xây dựng hạ tầng cơ sở thông tin hiện đại, cập nhật với thế giới băng thông rộng chất lượng cao giá thành hạ, phục vụ đa dạng nhu cầu xã hội tiến tới hình thành siêu xa lộ thông tin.

Bên cạnh đó là việc ứng dụng các công nghệ mới như địa chỉ Internet thế hệ mới, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, coi trọng chất lượng nội dung thông tin trên mạng. Tạo môi trường phát triển dịch vụ ứng dụng Internet trong đó có các đề án ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước, thực hiện tin học hóa quản lý hành chính. Tăng cường đảm bảo an ninh thông tin để phát triển Internet một cách bền vững, ngăn chặn tác động tiêu cực của Internet.

"Trong cuộc họp Chính phủ gần đây với các Bộ Công thương, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, chúng tôi đã thống nhất trong năm tới một hệ thống thông tin kinh tế thị trường phục vụ phát triển ở nông thôn và miền núi sẽ được triển khai mạnh ở mỗi làng xã", ông Nhân cho biết. "Như vậy người dân các địa phương xa xôi mới có thể biết được nhu cầu thị trường về sản phẩm của mình để điều chỉnh hướng sản xuất".

* Năm 1994: có hai mạng trong nước là Varenet của Viện CNTT (Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia) và Toolnet của Trung tâm thông tin Khoa học công nghệ Quốc gia (Bộ Khoa học công nghệ và môi trường) kết nối với một số mạng nước ngoài với mục đích nghiên cứu.

* 5/3/1997: Việt Nam thử nghiệm dịch vụ Internet.

* 19/11/1997: Việt Nam chính thức kết nối Internet với thế giới, sau 8 tháng chuẩn bị. Ngay sau đó, Ban điều phối quốc gia về Internet VN cũng được thành lập nhằm giúp Thủ tướng trong việc chỉ đạo hoạt động phối hợp giữa các cơ quan hữu quan.

Nguyễn Anh

Sưu tầm từ vnexpress
Hình đại diện của thành viên
Zelda
 
Bài viết: 69
Ngày tham gia: 12 Tháng 7 2007, 02:35


Ads are not endorsed by ytuongsangtaovn.com or the staff thereof and visitors should perform their own due diligence on the product or service offered.

Google Ads
 
Đến từ: Google.com

Quay về TT YT&ST về Khoa học - Công nghệ

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến21 khách