Loại bỏ hay đổi mới phương pháp giảng dạy truyền thống?

Nơi đăng và chia sẽ các Thông tin, tin tức không thuộc những mục trên

Loại bỏ hay đổi mới phương pháp giảng dạy truyền thống?

Gửi bàigửi bởi Zelda » 19 Tháng 2 2011, 14:01

(Dân trí) - Phương pháp thuyết trình có lẽ là phương pháp giảng dạy phổ biến nhất và quen thuộc nhất đối với hầu hết các giáo viên, giảng viên. Nhưng đến nay, phương pháp này còn phát huy tác dụng hay không?
 >> Lỗ hổng trong đổi mới phương pháp dạy học
 >> Cần làm rõ thêm một số điều về phương pháp dạy học
 >> Mục tiêu cao nhất của dạy học là dạy cách tư duy

Thuyết trình là một phương pháp giảng dạy truyền thống được ví bằng hình ảnh “rót nước vào bình”: giảng viên là người “rót” những kiến thức cần thiết vào “chiếc bình” chính là các học sinh, sinh viên. Phương pháp truyền đạt này tồn tại từ rất lâu và đã có nhiều người đặt ra câu hỏi có nên áp dụng phương pháp thuyết trình ở các trường cao đẳng, đại học nữa hay không!?    

 

Ý kiến của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail:thaolam@dantri.com.vn

Có những đánh giá tích cực về phương pháp thuyết trình đã làm cho phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong một thời gian khá dài và cho đến tận ngày nay. Chẳng hạn như đây là phương pháp tối ưu giúp giảng viên có thể truyền đạt một khối lượng kiến thức lớn trong một khoảng thời gian ngắn; Giảng viên hoàn toàn chủ động trong giờ giảng của mình, không gặp khó khăn trở ngại đối với những vấn đề có thể nảy sinh trên lớp; Sinh viên tiếp thu được nhiều kiến thức khi họ nhận được càng nhiều thông tin từ giảng viên; Giảng viên là người hoàn toàn chủ động quyết định nội dung bài giảng; Giảm bớt những khó khăn, thời gian cho giảng viên trong việc chuẩn bị, chỉ cần chuẩn bị bài giảng thuyết trình một lần người giảng viên có thể sử dụng để giảng dạy trong nhiều lần.

Tuy nhiên, trái ngược lại với các nhận định trên đây, điều mà tất cả các giảng viên dễ dàng nhận thấy khi đứng lớp đó là nếu thuyết trình trong một khoảng thời gian dài thì hầu hết sinh viên đều mệt mỏi khi phải ngồi lắng nghe mà không được chủ động tham gia vào bài giảng. Mặc dù các giảng viên hoàn toàn chủ động về thời gian và nội dung giảng dạy, nhưng giảng viên cũng vẫn rất mệt mỏi như sinh viên. Mặt khác, chỉ có mỗi giảng viên là người trình bày, nên dường như giảng viên là người chịu trách nhiệm duy nhất về thành công và chất lượng bài giảng. Điều này không thể khuyến khích sinh viên tích cực học tập và có tâm lý ỷ lại vào giảng viên. Trong thực tế, rất nhiều sinh viên không thể nhớ được hết những gì mà giảng viên trình bày và thậm chí còn nhớ rất ít. Hơn nữa, việc sinh viên ghi nhớ những kiến thức mà giảng viên truyền đạt trên lớp không đồng nghĩa với việc sinh viên hiểu và có thể vận dụng được trong thực tế. Bên cạnh đó, vì sinh viên không có cơ hội để chia sẻ, đóng góp những kiến thức và kinh nghiệm của mình nên giảng viên đôi khi sẽ trình bày lại những kiến thức mà sinh viên đã biết rồi hoặc không cần thiết. Ngoài ra, giảng viên không thể thu nhận được ý kiến phản hồi từ sinh viên nên họ cũng không thể biết được những nội dung nào mà sinh viên đã hiểu, chưa hiểu và những nội dung nào cần thiết phải điều chỉnh lại.

 

Chúng ta đang kêu gọi và thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy trong giáo dục đào tạo. Điều này không có nghĩa là loại bỏ hẳn phương pháp thuyết trình ra khỏi các phương pháp giảng dạy nên áp dụng hiện nay. Không thể phủ nhận phương pháp thuyết trình là một phương pháp cơ bản, quan trọng, dễ dàng áp dụng để truyền đạt kiến thức, cung cấp thông tin trên mọi lĩnh vực và đối với các ngành nghề khác nhau. Trong một thời gian ngắn, phương pháp thuyết trình có thể cung cấp một khối lượng thông tin, kiến thức lớn cho một số lượng người nghe đông (lớp học đông), đây là ưu điểm nổi bật mà các phương pháp giảng dạy khác rất khó mà có được. Do đó, khi đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy và học, giảng viên nên kết hợp sử dụng phương pháp thuyết trình truyền thống với các phương pháp giảng dạy khác (như các phương pháp Làm việc nhóm; Bể cá vàng; Sàng lọc; Đóng vai; Vấn đáp; Chuyên gia…) tiến bộ hơn, hiện đại hơn một cách hiệu quả và hợp lý nhất, tùy thuộc vào mục tiêu, nội dung, đối tượng giảng dạy và các điều kiện học tập.

                                                                                               

 

Thạc sỹ Phạm Minh Đức

                                                         Trường Cao đẳng Xây dựng số 2

 

LTS Dân trí - Muốn thảo luận cho thấu đáo về vấn đề này, nên chăng cần phân biệt giữa phương pháp thuyết trình và phương pháp Thầy đọc - Trò chép. Trên thực tế, có những giáo sư nổi tiếng ở trong nước hay nước ngoài được mời đến các trường đại học hoặc viện nghiên cứu để thuyết trình về một vấn đề nào đó thuộc lĩnh vực chuyên sâu của giáo sư. Những buổi thuyết trình như vậy thường đem lại nhiều thông tin mới mẻ, bổ ích. Người nghe còn thấy lý thú vì học tập được cách lập luận cũng như ý tưởng mới mẻ toát ra từ buổi thuyết trình. Vậy thì tại sao chúng ta lại bác bỏ phương pháp thuyết trình ở bậc đại học? Vấn đề đặt ra ở đây là nội dung thuyết trình có điều gì mới mẻ, có chứa đựng nhiều thông tin không và có trùng lặp với sách giáo khoa không? Một người Thầy giỏi khi sử dụng phương pháp thuyết trình không có nghĩa chỉ là truyền thụ kiến thức một chiều mà còn đặt ra nhiều câu hỏi mở đối với sinh viên.

 

Cũng không thể đồng nhất phương pháp dạy truyền thống với cách dạy đọc- chép một cách đơn điệu buồn tẻ mà đối với các thầy giáo giỏi thuộc các thế hệ trước đây đều coi trọng khuyến khích tính chủ động và sáng tạo của học sinh thông qua việc dẫn dắt bài giảng, đặt ra những câu hỏi hoặc ra bài tập đòi hỏi sự suy luận, sáng tạo (chứ không phải chỉ kiểm tra thuộc bài).

 

Vì vậy, có nên đặt ra ranh giới tuyệt đối giữa phương pháp dạy học mới với phương pháp dạy truyền thống? Vấn đề ở đây là tài năng của người vận dụng. Hiệu quả dạy và học tùy thuộc vào yếu tố đó.

 

Sưu tầm từ dantri
Hình đại diện của thành viên
Zelda
 
Bài viết: 69
Ngày tham gia: 12 Tháng 7 2007, 02:35


Ads are not endorsed by ytuongsangtaovn.com or the staff thereof and visitors should perform their own due diligence on the product or service offered.

Google Ads
 
Đến từ: Google.com

Quay về TT YT&ST khác

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến151 khách


cron