Đầu thuyền được gắn các miếng gang có hình rồng với mắt, mũi, miệng và bờm, phía sau là đuôi. Thân thuyền được sơn phết như hình con rồng với vảy rồng. Chỉ khác một điều lúc xưa, thuyền rồng vua do lính chèo, thời nay, do chạy bằng máy nên ngồi trên thuyền rồng rất ồn. Tuy nhiên, điều đó không làm ảnh hưởng mấy đến việc lựa chọn ngồi cùng "rồng" băng băng đi dọc sông Hương ngắm cảnh hai bên bờ và hít thở gió sông mát lạnh, trong lành.
Năm nay, du khách đi thuyền rồng đều có 1 mong muốn được may mắn khi cùng “rồng” đi chơi đầu năm. Anh Bảo An cùng gia đình nội ngoại trên chiếc thuyền rồng đôi (2 chiếc ghép lại) vui vẻ nói: “Thường năm, nhà tôi lên chùa Thiên Mụ bằng đường bộ. Đặc biệt năm Nhâm Thìn này tôi chọn thuyền rồng để vừa có dịp cả gia đình quây quần đi lễ chùa. Thêm nữa, muốn "ông rồng" cầu nguyện cho nhà năm mới may mắn, thịnh vượng”.
Bạn Sarachen, một SV Thái Lan đi cùng đoàn trên thuyền rồng vừa cập bến lăng Minh Mạng tươi cười cho biết: “Biết được Huế có du lịch trên sông bằng thuyền rồng rất độc đáo, mình cùng các bạn đây đi chơi đầu năm với ý nghĩa cầu hên khi được cưỡi rồng. Thuyền chạy hơi ồn nhưng mát mẻ và có nhiều cái hay như nhìn được cảnh sắc hoang sơ 2 bên bờ cùng các làng mạc rất dân dã. Năm mới chúc Huế, Việt Nam phát triển khởi sắc hơn nữa như rồng thiêng”.
Dưới đây là một số hình ảnh thuyền rồng đi dạo Tết Nhâm Thìn trên sông Hương:
Cuộc khởi hành khá sớm vào buổi sáng
"Rồng" lướt nhẹ trên sông
Tấp nập nhiều thuyền rồng cùng khởi hành lấy hên
Lướt qua kỳ đài Huế
Qua những làng xóm bên sông
Thuyền rồng đôi cập bến chùa Thiên Mụ
Nhóm bạn trẻ Thái Lan vui vẻ chụp ảnh dưới ngôi quốc tự lâu đời nhất Huế
Đầu rồng "nhìn" theo các du khách
Những cảnh sắc đẹp mê hồn xứ Huế thêm cơ hội khoe sắc khi có thuyền rồng